ClockChủ Nhật, 10/07/2022 07:53

Đang chờ mùa thu…

TTH - Ngay sau đêm gala “Chào Huế” như lời “giã bạn” của tuần lễ Festival Huế 2022, trời nắng gắt bỗng heo may và Huế có những đêm mưa. Chợt như cảm nhận gió thu sang cũng là lúc kết thúc lễ hội mùa hạ để chuyển sang lễ hội mùa thu, lần đầu tiên Festival Huế được tổ chức theo mô hình 4 mùa lễ hội.

Ấn tượng từ “Chợ quê ngày hội”Hơn 70 ngàn lượt khách tham dự Hội chợ thương mại Festival Huế 2022"Gieo" và "gặt" từ lễ hộiDiện mạo mới, sức sống mới từ vị thế thành phố Festival đặc trưng

Người Huế đặt tên cho lễ hội mùa thu là “Thu quyến rũ” đầy xao xuyến. Huế không có tiết thu, phải để ý kỹ mới thấy được hình bóng mùa thu về với những tán cây ngả vàng, lá rụng nhiều trên hè phố. Không đặc trưng như mùa thu Hà Nội có cây bàng lá đỏ, hoa sữa thơm hương, thu để lại trên mảnh đất thương nhớ này những trận mưa dầm tưới ướt cỏ cây, phải đến ngày nắng ít ỏi mới thấy được lá vàng khẽ rơi trong gió. Ai yêu nét trầm mặc, mộc mạc của Huế sẽ càng yêu Huế lúc vào thu, yêu cả những cơn mưa rả rích suốt tuần.

Đọc lịch trình lễ hội mùa thu quyến rũ, thấy bàng bạc sắc thu với các lễ hội: “Hương xưa làng cổ, Điện Huệ Nam, Truyền lô, Đua thuyền trên sông Hương, Đèn lồng Cố đô, Ngày hội lân”… Ví như, với Festival Huế đổi mới theo hướng quanh năm bốn mùa, Hương xưa làng cổ dịch chuyển từ đầu tháng 5 sang cuối tháng 7 để trở thành một trong những điểm nhấn của lễ hội mùa thu. Tôi thích thú với sự dịch chuyển này. Đó là quãng thời gian nhiều lắng đọng để ai đó hoài niệm có thể cảm nhận và thấm thía hơn nét xưa sâu lắng qua nếp nhà xưa cổ, trò chơi một thời thơ ấu, món ăn ngon mẹ nấu hay hình bóng con sông quê dùng dằng.

Còn nhớ trong một chia sẻ dành cho báo giới, ông Huỳnh Tiến Đạt, Giám đốc Trung tâm Festival Huế đã “bật mí” về kế hoạch lễ hội bốn mùa sẽ lựa chọn những lễ hội tiêu biểu, vừa thể hiện nét văn hóa riêng, vừa có tính đại chúng, cộng đồng cao. Các chuỗi hoạt động của 4 mùa lễ hội trong năm được sắp xếp hợp lý, trải dài quanh năm, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Ông Đạt là nhà tổ chức và quản lý, bài toán về hiệu quả kinh tế - xã hội luôn được tính đến và trong trường hợp này đã cho thấy, đó là sự tính toán hợp lý.

Gợi lại trong ký ức và hoài niệm của bao người khi mùa thu tới cũng là lúc các làng quê Huế vào hội tế thu. Đặc sắc và nhiều gợi nhớ không chỉ ở cách  biểu thị lòng biết ơn của các dân làng đối với các vị thần và tiền nhân đã có công gây dựng nên làng mạc an khang thịnh vượng hay ở những nghi lễ và hội làng mà còn thời điểm diễn ra gần như đồng loạt vào đầu tháng 7 âm lịch. Sẽ là một bổ sung cho lễ hội mùa thu nếu có thêm một lễ hội tế thu ở một ngôi làng cổ như một sản phẩm du lịch đặc thù để du khách cùng trải nghiệm. 

Lễ hội mùa xuân, mùa hạ đi qua và rồi mùa thu đang tới cho thấy về sự đổi thay kịp thời, một hướng đi đúng, một tư duy mới trong điều hành, tổ chức thực hiện công nghệ festival. Gắn liền với Festival Huế bốn mùa lễ hội sáng tạo, Huế đã thực sự là điểm đến hấp dẫn, nhiều sắc màu. Nó lung linh, sống động và khiến ta bâng khuâng trước những lựa chọn. “… Biết gọi tên gì/Cho cái “màu xa vắng”/Chỗ xanh, chỗ tím, chỗ vàng mơ…”. Giữa bao bài thơ kinh điển về mùa thu, tôi bất chợt nhớ tới “Mùa thu Huế” của nhà thơ Ngô Cang, nơi miệt quê sông Bồ với những câu thơ tươi tắn kia khi đang chờ mùa thu tới cùng lễ hội.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top