ClockThứ Sáu, 29/04/2016 23:42

“Môi trường hiền thiện, cuộc sống hạnh phúc”

TTH.VN - Chiều 29/4, tại Trung tâm Liễu Quán diễn ra Lễ khai mạc “Ẩm thực chay” (từ ngày 29/4 đến ngày 4/5) do Phân ban ni giới, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, thu hút đông đảo tăng ni, phật tử, Nhân dân địa phương và du khách thưởng lãm.

Theo Ni trưởng Thích Nữ Minh Nguyên, Trưởng phân ban Ni giới tỉnh Thừa Thiên Huế: “Môi trường hiền thiện, cuộc sống hạnh phúc là thông điệp của chương trình “ẩm thực chay” tại lễ hội Festival Huế 2016. Có khoảng 30 món chay tùy theo từng ngày, chủ yếu là các loại bánh như bánh lọc, nậm, bánh xèo, bánh bèo, bánh ướt, ram ít, cơm hến, bún hến, vả trộn, các loại chè….

Các ni sư chuẩn bị trưng bày các loại bánh

Những món ăn được chế biến từ nguồn thực vật chủ yếu được cung cấp bởi vườn rau sạch của chùa Đức Sơn, rất phong phú, đa dạng, an toàn, bổ dưỡng. “Đặc biệt, quá trình tỉ mẫn chế biến, chư ni gửi gắm tình cảm hiếu khách nồng hậu dành cho người dân và du khách đến Huế trong kỳ festival lần này, với mong muốn khi thực khách thưởng thức món ăn, sẽ cảm nhận được tình cảm yêu thương, cảm giác hạnh phúc”, sư Như Minh, Trưởng ban Từ thiện Phật giáo kiêm Phó trưởng ban thường trực ni giới tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ. Bà nhấn mạnh: “Ăn chay nhằm phát lệ từ bi, kiến tạo mảnh đất cho trí tuệ sinh trưởng, tâm niệm hướng thiện và xây dựng cuộc sống hạnh phúc. Đồng thời, ngăn ngừa việc mất an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh tật, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Đó cũng là thông điệp mà ni giới mang đến “ẩm thực chay” trong festival lần này”.

Theo ni sư Thích Nữ Diệu Đàm, Phó Ban từ thiện Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế, việc chế biến các món ăn do 90% tu sĩ của 50 chùa đảm nhiệm, còn lại do phật tử của các chùa làm công quả đóng góp với quý sư. Kinh phí do các chùa tự bỏ ra với tính chất hữu nghị, quảng bá, giới thiệu món ăn chay đến mọi người, không vì kinh doanh, không đặt vấn đề lợi nhuận. Do đó, bất kể món ăn nào cũng chỉ với giá 10.000 đồng. Các loại chè, mỗi ly 5.000 đồng.

Thực khách chọn mua bánh bèo

Một đôi vợ chồng luống tuổi (phường Trường An, TP Huế) nói: “Bình thường vợ chồng tui cũng thích ăn món ăn chay. Tụi tui lớn tuổi rồi, ăn chay có cảm giác nhẹ bụng, nhẹ nhàng trong người. Món chay mang đến festival chắc sẽ đặc biệt hơn". Thực khách mua nhiều món ăn, đem đến chiếc bàn đặt dưới tán lá trong khuôn viên Liễu Quán, cùng nhau chậm rãi thưởng thức. Nhiều tiếng xuýt xoa: “Món ăn chay mà ngon ri đây à. Ngon thiệt”. Sau khi thưởng thức mấy món ăn chay, ông Hồng (60 tuổi, trú tại phường Đúc, TP Huế) thủng thẳng “phát biểu”, ăn chay đúng cách rất tốt cho sức khỏe. Ông bảo, là công dân của thành phố Huế, với tư cách chủ nhà, ông ủng hộ festival 2016, ủng hộ “ẩm thực chay”. Đến không gian này, tâm hồn trở nên thư thái hẳn. Thấy nhiều “chủ nhà” và du khách các tỉnh háo hức đến với “ẩm thực chay”, thiệt phấn khởi quá!

                Quỳnh Anh

 

                                                                                                                                                 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân

Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh (nay là thành phố Huế) phát động, sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao, nhất là củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền.

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân
Đổi thay cuộc sống người Mường ở Khe Su

Nằm nép mình dưới chân dãy Bạch Mã hùng vĩ, thôn Khe Su, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, là nơi cư trú của một cộng đồng nhỏ người Mường. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm từ các cấp chính quyền, người dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống.

Đổi thay cuộc sống người Mường ở Khe Su
Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

TIN MỚI

Return to top