Xuống đồng
19/01/2025 06:49
Dù nông nghiệp được cơ giới hóa hỗ trợ như thế nào, thì những ngày xuống đồng làm đất chuẩn bị gieo cấy cho vụ mùa đông xuân của bà con nông dân cũng là “sự kiện” gây thương nhớ nôn nao cho bao người. Với Huế, đó là những ngày người nông dân nhọc nhằn xuống đồng sau thời gian đất nghỉ chờ qua mùa mưa lũ và phần nhiều là trong tiết trời của ngày đông giá lạnh. Dù thế, với bà con, mỗi ngày bám ruộng, bám đồng là một ngày nguyện ước mùa màng bội thu. Những cánh đồng cứ thế mơn mởn lộc non và ngời ngời sức sống trước khi tết Nguyên đán đem năm mới về.
Hàng mai trước hiên nhà
05/01/2025 16:03
Lão yêu hoa như yêu con. Đặc biệt là mai vàng. Tết đến, ai đi ngang nhà lão cũng trầm trồ vì cả một rừng mai mọc kiêu hãnh trước hiên nhà. Xen kẽ dưới những gốc mai là hoa vạn thọ, mười giờ, sống đời… chen chúc nhau ưỡn mình đón nắng. Mai của lão trồng không to, gầy, khẳng khiu như thân hình của lão. Tuy vậy chúng có sức sống mãnh liệt và nở hoa cánh to, đẹp dịu dàng.
Diện mạo mới, sức sống mới
13/12/2024 15:59
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, chung sức của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Lộc đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhờ thế, diện mạo vùng đất ở cửa ngõ phía nam của Thừa Thiên Huế đã có nhiều thay đổi, chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên.
Đón mùa xuân
27/11/2024 06:33
Từ giữa tháng 11, bức tranh thiên nhiên ở Huế bắt đầu được tô điểm bởi những sắc màu mới khi các công viên và điểm xanh trên địa bàn tỉnh “thay áo mới”. Những thảm hoa tươi được trồng tạo nên khung cảnh rực rỡ, tràn đầy sức sống, báo hiệu mùa xuân đang đến gần.
Sau Di sản quốc gia, áo dài Huế hướng đến Di sản nhân loại
25/08/2024 06:17
“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là vinh dự, tự hào mà còn khẳng định áo dài Huế luôn mang đậm giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, có sức sống mãnh liệt trong suốt chiều dài lịch sử - ông Phan Thanh Hải, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã nhấn mạnh như thế với Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi chia sẻ về câu chuyện áo dài vừa được ghi danh.
Quà mưa xứ cát
07/08/2024 06:55
Mùa hè nắng như đổ lửa, những rừng tràm trên trảng cát cứ héo quắt dần đi. Thế mà chỉ cần vài cơn mưa qua, rừng tràm lại đã hồi sinh. Màu lá xanh dần lấn át lá vàng, những cành tràm khẳng khiu có thêm sức sống. Dưới đám lá tràm ẩn mục, món quà độc đáo từ trảng cát trắng cũng dần dần lộ diện, chúng là những búp nấm tràm xinh xắn đang soạn sửa đội đất nhô lên.
Sắc tím bằng lăng
01/06/2024 06:24
Huế đã vào hạ, hai cây bằng lăng trước nhà tôi nở hoa “tím cả một khung trời”. Hoa mọc thành từng nhánh, xúm xít nhau trên những cành cao. Tôi đứng trên ban công, đưa tay chạm vào những cánh hoa mới nhú mơn mởn, những chiếc lá non tơ, cảm nhận sức sống và dòng chảy thiên nhiên cuộn tràn trong cơ thể.
Huế xưa Huế mới
24/03/2024 15:04
“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.
Sức trẻ của cây bút “90 xuân”
19/02/2024 14:17
Trước thềm xuân Giáp Thìn – 2024, nhà giáo Trương Quang Đệ vừa gửi đến bạn đọc cuốn sách mới BÂNG KHUÂNG CẢM XÚC VỀ THỜI CUỘC (II). Sinh năm 1935, Xuân này thầy Trương Quang Đệ lên tuổi 90, nhưng cuốn sách trên 300 trang với 64 tiểu mục vẫn tràn đầy sức sống, có thể ví với một vườn hoa đủ hương sắc.
Con rồng trên Cửu đỉnh Huế
11/02/2024 07:31
Rồng có tên chữ là long, một linh vật được huyền thoại mang đầy tính siêu nhiên, đứng đầu trong bốn con vật thiêng: “long, lân, quy, phụng”, xuất hiện hàng ngàn năm trước Công nguyên, dần được nâng lên thành con vật biểu tượng trong văn hóa phương Đông. Rồng được xem là chúa tể cai quản vùng sông nước, thường được gọi là Long Vương. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, chữ rồng trong tiếng Việt và chữ long trong từ Hán đều bắt nguồn từ krong, krông, klong trong tiếng Đông Nam Á cổ, có nghĩa là sông nước. Rồng được xem là con vật kết hợp giữa cá sấu và rắn, sinh ra và ẩn mình dưới nước rồi bay vút lên trời cao mà không cần có cánh, vừa bay miệng vừa phun nước, phun lửa. Một số nhà khảo cổ học khẳng định rằng, rồng là con vật đặc thù chung cho cả các dân tộc Việt. Cụ thể hơn, đối với người Việt Nam, truyền thuyết đầy sức sống nhân văn về Con Rồng - Cháu Tiên đã có từ thuở họ Hồng Bàng lập quốc cách nay mấy ngàn năm trước.
Xuống đồng
Dù nông nghiệp được cơ giới hóa hỗ trợ như thế nào, thì những ngày xuống đồng làm đất chuẩn bị gieo cấy cho vụ mùa đông xuân của bà con nông dân cũng là “sự kiện” gây thương nhớ nôn nao cho bao người. Với Huế, đó là những ngày người nông dân nhọc nhằn xuống đồng sau thời gian đất nghỉ chờ qua mùa mưa lũ và phần nhiều là trong tiết trời của ngày đông giá lạnh. Dù thế, với bà con, mỗi ngày bám ruộng, bám đồng là một ngày nguyện ước mùa màng bội thu. Những cánh đồng cứ thế mơn mởn lộc non và ngời ngời sức sống trước khi tết Nguyên đán đem năm mới về.