ClockThứ Ba, 02/10/2018 06:45

Xuất khẩu của Thái Lan sang ASEAN dự kiến tăng 20% ​​trong năm 2018

TTH.VN - The Nation sáng nay (2/10) dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Sontirat Sontijirawong cho biết, xuất khẩu của nước này sang thị trường ASEAN dự kiến sẽ tăng 20% trong năm 2018, sau khi xuất khẩu có nhiều tín hiệu lạc quan với tăng trưởng 2 con số trong 8 tháng đầu năm.

Thái Lan đa dạng hóa sản phẩm lúa gạo để giữ thị phần toàn cầuThái Lan bắt tay vào “cuộc chiến với đường”Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới

Thái Lan đặt mục tiêu trở thành nước xuất khẩu gỗ hàng đầu. Ảnh: USDA

"Về việc xuất khẩu sang khu vực ASEAN, tính từ đầu năm đến nay, Thái Lan đã hoạt động rất tích cực", Bộ trưởng Sontirat cho nhận xét, đồng thời khẳng định "cho đến cuộc bầu cử sắp tới, chúng tôi hướng đến việc duy trì động lực tích cực này trong xuất khẩu sang thị trường ASEAN và đặt mục tiêu tăng trưởng 20%".

Với cuộc bầu cử tiệm cận vào đầu năm 2019, chính phủ hiện tại không có nhiều thời gian để có thể hoàn tất được các mục tiêu mà Bộ Thương mại đề ra, do đó Bộ này dự kiến sẽ sử dụng thời gian còn lại một cách hiệu quả để thúc đẩy thương mại, thiết lập nền tảng mạnh mẽ cho ngành công nghiệp gỗ và nâng cao dịch vụ của Thái Lan.

“Bộ Thương mại luôn ưu tiên thương mại Thái-ASEAN. Trong tất cả giao dịch thương mại nước ngoài, chúng tôi chú trọng nhiều nhất đến xuất khẩu sang khu vực ASEAN”, Bộ trưởng Sontirat nhấn mạnh.

Với vị trí địa lý ở trung tâm của khu vực, Thái Lan sẽ được hưởng lợi rất lớn từ sự tăng trưởng xuất khẩu sang các nước ASEAN. Sự tăng trưởng lành mạnh trong xuất khẩu của Thái Lan-ASEAN sẽ giúp tăng cường các khía cạnh khác của nền kinh tế Thái Lan như sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ.

Bàn về cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan nói rằng, nước này trước hết cần phải hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của những tranh chấp thương mại này đối với các doanh nghiệp trong nước. Bộ Thương mại Thái Lan hiện đang làm việc để đánh giá liệu xem những ngành công nghiệp nào sẽ được hưởng lợi và những ngành nào sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra.

“Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo rằng mặc dù căng thẳng thương mại đang diễn ra, xuất khẩu của Thái Lan vẫn ở mức “lành mạnh”. Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để duy trì đà tăng trưởng tích cực cho xuất khẩu”, ông Sontirat cho biết.

Được biết, Bộ Thương mại Thái Lan đã làm việc liên tục với khu vực tư nhân để đánh giá tác động của cuộc chiến thương mại lên nền kinh tế Thái Lan. Cho đến nay, Bộ này cho rằng cuộc chiến thương mại giữa 2 cường quốc lớn nhất thế giới chỉ có tác động rất hạn chế đến Thái Lan.

Theo The Nation, mục tiêu dài hạn của Bộ Thương mại nước này là phát triển hơn nữa ngành công nghiệp gỗ trong nước, để Thái Lan có thể trở thành nước xuất khẩu gỗ hàng đầu.

"Chúng tôi đã làm việc để thúc đẩy các cơ hội kinh tế phát sinh từ cây trồng trên tài sản tư nhân", Bộ trưởng Sontirat nói.

Đầu năm nay, Bộ Thương mại Thái Lan đã thúc đẩy việc thông qua luật lâm nghiệp, cho phép cây trồng trên tài sản tư nhân được đưa vào thế chấp với ngân hàng hoặc được bán để kiếm lời.

"Giống như nhiều nước Scandinavia, Thái Lan có thể hưởng lợi rất nhiều từ lâm nghiệp, và trong tương lai có thể trở thành một nước xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới", Bộ trưởng Sontirat lạc quan cho biết.

BẢO NGHI (Lược dịch The Nation)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hàng Việt từ làng ra biển

Đưa hàng Việt từ làng ra thế giới là một hành trình gian nan, đầy thử thách đòi hỏi sự dũng cảm và chủ động của doanh nghiệp. Với kỳ vọng mang lại diện mạo mới, nhiều công nghệ đã được áp dụng vào sản xuất và việc bắt tay hợp tác với doanh nghiệp đã nhân lên sức mạnh giúp hàng Việt tự tin vươn ra biển lớn, tạo chỗ đứng vững chắc, tiến nhanh, tiến mạnh vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Hàng Việt từ làng ra biển
“Huế thương” đi Mỹ

Đam mê ẩm thực quê nhà, cô gái trẻ người Huế (sống tại TP. Hồ Chí Minh) Phạm Lê Nguyên Hảo cùng cộng sự đã xây dựng thương hiệu Huế Thương, chuyên sản xuất các dòng sản phẩm đặc sản Huế đóng gói. Năm 2024, Huế Thương đã xuất khẩu hơn 100.000 sản phẩm đi Mỹ, trong đó bánh canh cá lóc Thủy Dương là mặt hàng chủ lực.

“Huế thương” đi Mỹ
Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm

Những kết quả phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đạt được trong năm 2024 là nền tảng vững chắc để Huế khẳng định vị thế ngay trong năm đầu tiên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm

TIN MỚI

Return to top