ClockThứ Ba, 13/12/2016 14:34

WHO: Thiếu kinh phí đe doạ tiến trình loại trừ bệnh sốt rét

TTH.VN - Thiếu hụt kinh phí và hệ thống y tế mong manh đang phá hoại những tiến bộ trong cuộc chống lại bệnh sốt rét và có thể đe doạ đến những nỗ lực để đạt được mục tiêu toàn cầu trên con đường loại trừ căn bệnh này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hôm nay (13/12).

WHO tuyên bố châu Âu thoát khỏi sốt rétChâu Phi tự tin có thể xóa sổ bệnh sốt rét vào năm 2030

 

Một nhân viên y tế phun thuốc diệt muỗi để ngăn chặn sự lan truyền của bệnh sốt rét trong khuôn viên trường đại học. Ảnh: Reuters

Trong báo cáo thường niên về cách thế giới đối phó với dịch bệnh lây truyền qua muỗi và thường gây tử vong này, WHO cho biết việc kiếm được nguồn tài trợ bền vững và đủ để kiểm soát được bệnh sốt rét đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng.

Mặc dù có sự gia tăng lớn trong đầu tư toàn cầu cho bệnh sốt rét trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, nhưng kinh phí từ đó đã chững lại, khi năm 2015 đạt 2,9 tỷ USD - tương đương như trong năm 2010. Và trong khi tỷ lệ tử vong do căn bệnh này đã giảm đáng kể trong 15 năm qua, xuống còn 429.000 người thiệt mạng trong năm 2015- số người tử vong do sốt rét ở châu Phi cũng giảm 62% so với năm 2000, vẫn còn những khoảng trống rất lớn cần được giải quyết, khi các nước nghèo nhất đang gánh chịu tình trạng tồi tệ nhất.

Châu Phi cận Sahara là khu vực mang gánh nặng sốt rét nghiêm trọng nhất trên toàn cầu. Năm ngoái, tới 90% các trường hợp mắc bệnh sốt rét và 92% các ca tử vong do sốt rét đã diễn ra ở đây.

"Chúng tôi vẫn phải đối mặt với tình trạng cứ mỗi 2 phút lại có một đứa trẻ chết vì sốt rét", ông Richard Cibulskis - người điều phối đơn vị về sốt rét của WHO cho biết. "Và đồng thời, các nguồn tài trợ cho bệnh sốt rét cũng bị đình trệ."

Theo các chuyên gia y tế toàn cầu, số tiền cần thiết để duy trì những tiến bộ trong cuộc chiến chống bệnh sốt rét là 3,8 tỷ USD cho năm 2016, và cần phải gia tăng mỗi năm để đạt mốc 6,4 tỷ USD vào năm 2020.

Báo cáo của WHO cho thấy trong khoản tài trợ 2,9 tỷ USD năm ngoái, chính phủ các nước sốt rét cung cấp khoảng 32%, phần còn lại từ các nhà tài trợ quốc tế.

Ông Pedro Alonso, giám đốc chương trình sốt rét toàn cầu của WHO cho biết, nếu mục tiêu toàn cầu được đáp ứng, nguồn tài trợ từ các nguồn trong nước và quốc tế "phải tăng đáng kể".

Hoa Kỳ và Anh là những nhà tài trợ sốt rét quốc tế lớn nhất, chiếm 35% và 16% tương ứng của tổng số tiền năm 2015.

Báo cáo cũng cho thấy những khoảng trống đáng lo ngại trong việc sử dụng các công cụ kiểm soát bệnh sốt rét quan trọng như mùng ngủ hoặc phun thuốc trong nhà.

Trong năm 2015, ước tính có khoảng 43% dân số ở vùng cận Sahara châu Phi đã không được bảo vệ bởi một trong những biện pháp trên, và ở nhiều quốc gia, hệ thống y tế yếu kém và không thể tiếp cận với những người bị nhiễm bệnh sốt rét.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

TIN MỚI

Return to top