ClockThứ Tư, 17/07/2019 14:24

UNAIDS kêu gọi hành động khẩn cấp xóa bỏ HIV/AIDS

TTH.VN - Mới đây, Chương trình phối hợp của Liên Hiệp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) kêu gọi triển khai hành động khẩn cấp, cũng như tăng cường tài trợ cho cuộc chiến chống lại đại dịch thế kỷ.

Nhật Bản cấp hơn 1 triệu liều vaccine cho các nước đang phát triểnMỹ khuyến khích sử dụng thuốc kháng virus HIV cho người khỏe mạnhĐột phá y khoa: Người có HIV còn sống đầu tiên hiến thận cứu ngườiGần 600 bệnh nhân phải xét nghiệm HIV sau khi thăm khám nha khoa ở AnhJohnson & Johnson thử nghiệm vaccine HIV ở châu Âu và Mỹ

Tuyên bố được đưa ra khi dữ liệu thống kê cho thấy tốc độ tiến bộ của quá trình giảm sự lây nhiễm virus HIV đang giảm đi trông thấy. Thêm vào đó, nhiều quốc gia cũng ghi nhận số ca mắc bệnh cao hơn.

UNAIDS kêu gọi hành động khẩn cấp xóa bỏ HIV/AIDS. Ảnh: MD Magazine

Báo cáo mới được UNAIDS công bố tại một sự kiện cộng đồng diễn ra ở Eshowe (Nam Phi) cũng cho thấy các nguồn lực toàn cầu sử dụng để đối phó với AIDS cũng giảm mạnh gần 1 tỷ USD.

Đến nay, khoảng cách giữa nguồn lực cần thiết và nguồn lực sẵn có đang ngày càng bị nới rộng khi các nhà tài trợ đóng góp ít hơn, cùng lúc đầu tư trong nước cũng tăng trưởng quá chậm để bù đắp cho lạm phát.

UNAIDS ước tính sẽ cần khoảng 26,2 tỷ USD vào năm 2020, cao hơn nhiều so với 7,2 tỷ USD đã sử dụng trong năm 2018 để ứng phó với HIV/AIDS.

Theo bản báo cáo, trong giai đoạn từ 2000 – 2018, số ca nhiễm HIV mới đã chứng kiến mức giảm 16%, với khoảng 1,7 triệu người mắc HIV vào năm 2018. Đây là kết quả có được nhờ sự phát triển ổn định trong khắp khu vực phía Đông và Nam châu Phi.

Tuy nhiên, tại một số nơi, tình hình lại hoàn toàn trái ngược. Cụ thể, ở Đông Âu và Trung Á, số ca tử vong do AIDS tăng 5% và tại Trung Đông và Bắc châu Phi, con số ghi nhận thậm chí tăng đến 9% từ sau năm 2010.

Trước vấn nạn này, Quyền Giám đốc của UNAIDS Gunilla Carlsson bày tỏ: “Chúng ta cần gia tăng sự lãnh đạo chính trị để loại bỏ AIDS. Trong đó bắt đầu bằng việc đầu tư đầy đủ và thông minh, cũng như quan sát kỹ lưỡng về việc làm thế nào một số quốc gia đạt được thành công lớn trong tiến trình đối phó với HIV/AIDS. Loại bỏ AIDS là điều hoàn toàn có thể nếu chúng ta tập trung vào con người, không phải căn bệnh, đồng thời triển khai tiếp cận dựa trên nhân quyền để chạm đến những cá nhân dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ HIV”.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01%

Đây là mục tiêu được nêu ra tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025 do Sở Y tế tổ chức chiều 17/12. Tham dự có đại diện các đơn vị y tế, các cơ quan ban ngành.

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS:
Số ca nhiễm và tử vong do HIV giảm đáng kể

Số ca nhiễm mới và tử vong do HIV đã và đang ghi nhận sự giảm đi đáng kể trên toàn thế giới, đánh dấu bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.

Số ca nhiễm và tử vong do HIV giảm đáng kể

TIN MỚI

Return to top