ClockThứ Ba, 25/09/2018 14:57

Tỷ lệ lạm phát ở Singapore tăng do tác động của giá dầu, thực phẩm

Số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS, tức Ngân hàng trung ương) và Bộ Công Thương Singapore (MTI) cho biết tỷ lệ lạm phát trong cả năm nay của nước này có khả năng tăng nhẹ do tác động của giá dầu mỏ và giá thực phẩm toàn cầu.

Singapore sẽ tập trung vào kinh tế kỹ thuật số khi làm Chủ tịch ASEANSingapore sẽ làm cầu nối để ASEAN-Trung Quốc sớm đạt được COC

 

Tỷ lệ lạm phát ở Singapore tăng do ảnh hưởng của giá dầu. Nguồn: Getty Images

MAS và MTI nhận định giá dầu mỏ thế giới đã tăng lên kể từ đầu năm 2018 và dự kiến sẽ tăng hơn mức bình quân trong cả năm so với năm 2017. Trong khi đó, giá thực phẩm toàn cầu cũng được dự báo sẽ tăng nhẹ do nhu cầu tăng cao hơn nguồn cung.

Mặt khác, tỷ lệ lạm phát trong nước dự kiến cũng sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng mức tiền lương và nhu cầu tiêu thụ nội địa. Song, giá tiêu dùng vẫn tăng ở mức vừa phải do giá bán lẻ tương đối ổn định và giá điện của các công ty có thể bị hạn chế do sự cạnh tranh trên thị trường điện.

Do vậy, MAS cho rằng tỷ lệ lạm phát cơ bản (không bao gồm chi phí về nhà ở và giao thông cá nhân) dự kiến sẽ tăng dần trong năm 2018 và ở mức 1,5%, trong khi tỷ lệ lạm phát được dự đoán ở mức trên 0,5% cho cả năm.

Những con số thống kê cũng chỉ ra rằng chỉ số lạm phát của Singapore được duy trì ở mức ổn định trong tháng 8 với mức tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là do giá lương thực và bán lẻ tăng. Con số này cũng phù hợp với kỳ vọng của các nhà kinh tế và chỉ tăng nhẹ so với mức tăng 0,6% cách đây 2 tháng.

Trong khi đó, chỉ số giá lương thực trong thời gian trên lại tăng 1,7% do tốc độ tăng giá các mặt hàng thực phẩm chưa qua chế biến nhanh hơn so với tốc độ tăng giá của các loại thực phẩm đã được chế biến.

Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát trong tháng 8 về cơ bản vẫn ở mức cao nhất trong vòng 4 năm qua và không thay đổi so với mức tăng 1,9% của tháng trước đó.

Như vậy, chỉ số lạm phát cơ bản của Singapore 2 tháng liên tiếp có mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 8/2014 với mức kỷ lục là 2%.

Theo các chuyên gia, chỉ số lạm phát tăng sẽ khiến cho MAS tiếp tục duy trì việc thắt chặt chính sách tiền tệ trong cuộc họp vào đầu tháng 10 tới.

Trước đó, vào tháng 4/2018, cơ quan này lần đầu tiên trong vòng 6 năm qua đưa ra quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ với kỳ vọng nền kinh tế sẽ phát triển với tốc độ ổn định trong năm nay. 

Tuy nhiên, kỳ vọng này có thể sẽ không trở thành hiện thực do những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể sẽ chỉ ở mức vừa phải.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN

Hãng tin CNA dẫn lời Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho biết, tình hình địa chính trị phức tạp là động lực “mạnh mẽ và to lớn”, thúc đẩy các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường quan hệ hợp tác và mối quan hệ giữa Singapore và Malaysia có thể là nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu này.

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN
Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025
Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

TIN MỚI

Return to top