ClockThứ Bảy, 14/09/2019 07:41

Trung tâm Giám sát Di tản: 2019 sẽ là năm tồi tệ nhất lịch sử

TTH.VN - Tính từ đầu năm 2019 đến nay, vì nhiều lý do, 11 triệu người đã buộc phải di dời nội bộ. Trong đó, thiên tai đã khiến 7 triệu người phải rời đi khỏi nơi sinh sống của mình.

Liên Hợp Quốc: “Siêu bão” là dấu hiệu của biến đổi khí hậu nặng nềPhải thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu “không thể tránh khỏi”Giảm thiểu biến đổi khí hậu có thể giúp châu Á-Thái Bình Dương tăng trưởng kinh tếGiáo hoàng thăm chính thức châu Phi, ưu tiên bàn về biến đổi khí hậuNguyên nhân cháy rừng Amazon và hậu quả thảm khốc

Hàng triệu người rơi vào cảnh khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xung đột. Ảnh: TTXVN

Trước những biến đổi khôn lường, đặc biệt là của thiên nhiên, giới chuyên gia dự đoán con số biểu thị sẽ tăng lên gấp 3 lần, tức đạt ngưỡng 22 triệu người vào cuối năm nay, khi sự di dời trở thành hành động phổ biến.

Với sự gia tăng của hiện tượng thời tiết khắc nghiệt vào cuối năm, Trung tâm Giám sát Di tản (IDMC) nhận định năm 2019 sẽ là một trong những năm tồi tệ nhất lịch sử.

“Những số liệu này rất đáng báo động, đặc biệt là khi chúng ta mới chỉ trải qua hơn nửa năm. Chúng cho thấy rằng nguyên nhân của xung đột, bất bình đẳng và các vấn đề khác đang không được giải quyết và sự di dời của người dân trên thế giới đang tạo ra các mô hình khủng hoảng, khiến mọi người trở nên dễ bị tổn thương”, Alexandra Bilak – Giám đốc IDMC phát biểu trong một tuyên bố báo chí cho hay.

Trong nội dung tuyên bố của giám đốc Alexandra Bilak, bụi phóng xạ từ những thảm họa như bão Fani và lốc xoáy Ida, hay lũ lụt hàng loạt tại Iran là những ví dụ tiêu biểu về hiện tượng thời tiết khắc nghiệt cho thấy hậu quả là sự di dời quy mô lớn.

Không dừng lại ở đó, xung đột và bạo lực cũng đã khiến 3,8 triệu dân rời bỏ nhà cửa trong năm 2019. Kiểu di dời này diễn ra thường xuyên nhất ở Syria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia và Yemen.

“Cộng đồng không thể tiếp tục phớt lờ những người di dời nội bộ. Tôi kêu gọi hỗ trợ của chính phủ các nước để giúp đỡ những người phải di dời nội bộ, cùng lúc thúc đẩy hòa bình và kiềm chế tốc độ, cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Chúng ta cần nỗ lực giảm thiểu tối đa những biến động, chấn thương và nghèo đói mà hàng triệu người phải chịu đựng mỗi năm, nếu không muốn các xu hướng phát triển bị đảo ngược”, giám đốc Alexandra Bilak nói thêm.

Đan Lê (Lược dịch từ Dw)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

TIN MỚI

Return to top