ClockThứ Năm, 24/11/2016 10:08

Tiết lộ sốc về vụ khủng bố 11/9 gây chấn động thế giới

Những bí ẩn cuối cùng về thảm họa 11/9 cướp đi sinh mạng hàng ngàn người Mỹ đã được mở rộng, theo đó các chuyên gia đã tìm hiểu nguyên nhân thực sự khiến tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ.

Mỹ sắp công bố 28 trang tài liệu về vụ tấn công 11/9

Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 gây chấn động thế giới.

Kỹ sư hàng đầu của Đại học Alaska tin rằng, các mảnh vỡ từ tòa tháp đôi bay vào tòa tháp 47 tầng của Trung tâm Thương mại Thế giới hay còn được gọi là "tòa Bảy” bên cạnh, gây cháy là nguyên nhân khiến tòa nhà này bị sụp đổ. Bảy giờ sau khi xảy ra cuộc tấn công máy bay vào tòa tháp đôi, tòa tháp Bảy bị sụp đổ hoàn toàn.

Một báo cáo từ Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ cũng cho thấy các đám cháy đã khiến tòa Bảy bị sụp đổ.

Hãng tin BBC cũng từng đưa tin, lửa đã làm cho tòa nhà chọc trời bằng thép đầu tiên và duy nhất trên thế giới sụp đổ.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, lập luận này đã luôn gặp phải sự nghi ngờ.

Nghiên cứu mới nhất của tiến sĩ J. Leroy Hulsey đã gây xôn xao dư luận khi cho rằng, các đám cháy thông thường không thể khiến tòa nhà sụp đổ. Trong một bài thuyết trình tại Hội nghị chuyên đề ở New York vào tháng 9 vừa qua, Hulsey đã bác bỏ các kết luận tòa nhà bị sập do lửa.

Ông nói: "Đó là kết luận sơ bộ của chúng tôi, dựa trên nghiên cứu của chúng tôi cho đến nay, ngọn lửa đó đã không tạo ra sự sụp đổ của tòa nhà đặc biệt này”.

Ông Hulsey và nhóm của ông đang sử dụng kỹ thuật mô hình để đánh giá các nguyên nhân có thể khiến cho tòa nhà sụp đổ.

Tháp Bảy bị sụp xuống lúc 5:21 vào ngày 11/9/2001.

Tòa tháp đôi bị máy bay đâm trực diện.

Không giống như Twin Towers, Tháp Bảy đã không bị chiếc máy bay đâm vào. Nhiều nghiên cứu trước đó cho biết, tòa Bảy đã bị các mảnh vỡ cháy của tòa tháp đôi bay sang, gây hỏa và khiến tòa nhà sụp đổ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất này lại khiến thế giới đặt ra câu hỏi, đâu là nguyên nhân khiến tòa Bảy sụp đổ.

Khi nhóm nghiên cứu công bố báo cáo cuối cùng của họ vào tháng 4/2017, một nhóm chuyên gia độc lập sẽ phân tích kết quả nghiên cứu.

Theo Danviet

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

TIN MỚI

Return to top