ClockThứ Tư, 15/08/2018 06:46

Sâu hại lan đến châu Á, đe doạ an ninh lương thực và đời sống nông dân

TTH.VN - Một loài “sâu bọ xâm lấn” ăn hơn 80 loài thực vật khác nhau, bao gồm nhiều loại cây lương thực, có thể đe dọa an ninh lương thực và sinh kế của hàng triệu nông dân sản xuất quy mô nhỏ ở châu Á, Tổ chức Nông lương (FAO) hôm qua (14/8) cảnh báo.

ASEAN: Chìa khóa cho an ninh lương thực toàn cầuPhát minh phương pháp “nhân giống siêu tốc” vì an ninh lương thựcFAO cảnh báo tỷ lệ đói nghèo trên thế giới vẫn còn cao

Một chiếc lá bị Fall Armyworm cắn nát. Ảnh: UN

FAO đang hỗ trợ chuyên môn cho người nông dân và các chính phủ trong khu vực để giúp kiểm soát một loại sâu bướm được gọi là “sâu xanh mùa thu” (Fall Armyworm, tên khoa học Spodoptera frugiperda). Loài côn trùng nguy hại này gần đây đã được phát hiện ở Ấn Độ, đánh dấu lần đầu tiên được tìm thấy ở châu Á, và FAO lo ngại rằng nó "ắt có khả năng" lây lan, trong đó khu vực Đông Nam Á và Nam Trung Quốc có nguy cơ cao nhất.

“Fall Armyworm có thể gây tác động nguy hại đối với các nhà sản xuất ngô và gạo của châu Á - chủ yếu là nông dân ở quy mô nhỏ, phụ thuộc vào cây trồng để kiếm thức ăn và sinh sống”, bà Kundhavi Kadiresan, trợ lý Tổng Giám đốc FAO và đại diện khu vực châu Á và Thái Bình Dương cho biết và nhấn mạnh rằng đây được xem là "một mối đe dọa mà chúng ta không thể bỏ qua".

Số liệu từ FAO cho thấy, nông dân sản xuất quy mô nhỏ canh tác khoảng 80% đất nông nghiệp ở châu Á, nơi có hơn 200 triệu ha ngô và lúa được trồng mỗi năm. Trong khi đó, hơn 90% gạo của thế giới được sản xuất và tiêu thụ ở khu vực này.

Đáng lo ngại là Fall Armyworm, với khả năng bay 100 km vào ban đêm, có thể tràn khắp các mùa màng quanh năm, do khí hậu "thuận lợi" của khu vực.

Mặc dù có nguồn gốc từ châu Mỹ, Fall Armyworm đã lan đến châu Phi trong 2 năm qua, làm ảnh hưởng đến hàng triệu ha ngô và lúa miến.

Loài sâu bệnh này được phát hiện lần đầu tiên ở Nigeria vào tháng 1/2016. Hai năm sau, nó đã lan đến hầu hết các vùng cận Sahara châu Phi, ngoại trừ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ phía bắc.

FAO đã thực hiện các biện pháp ngay lập tức để kiềm chế Fall Armyworm bùng phát ở châu Phi và hỗ trợ các nước trong việc giảm nhẹ thiệt hại mà nó gây ra. Cơ quan này đã hỗ trợ hơn 30 dự án trên lục địa để chống lại dịch hại.

Hans Dreyer, Giám đốc Ban sản xuất và bảo vệ thực vật của FAO, tin rằng các hành động đã được thực hiện ở châu Phi cũng có thể mang lại lợi ích cho châu Á.

"Phần lớn những gì FAO đã thực hiện ở châu Phi cận Sahara để giúp nông dân và các chính phủ theo dõi và giảm thiểu thiệt hại do Fall Armyworm gây ra, cũng có thể được áp dụng ở châu Á, bao gồm các khuyến nghị về quản lý thuốc trừ sâu, giám sát và cảnh báo sớm, cùng với những hướng dẫn thực tế cho nông dân và nhân viên khuyến nông về cách quản lý sâu bệnh tốt nhất".

Tố Quyên (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Phong Điền hiến gần 27.000 m² đất

Ngày 24/12, Hội Nông dân huyện Phong Điền tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào Nông dân năm 2024; tổng kết thực hiện Nghị quyết 29-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VI) về “Nâng cao chất lượng phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2024”.

Nông dân Phong Điền hiến gần 27 000 m² đất
“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề

TIN MỚI

Return to top