ClockThứ Ba, 14/05/2019 14:57

Nhật Bản sẽ tăng thêm khoảng 10 tỷ số điện thoại di động vào năm 2020

Nhật Bản cho biết sẽ tăng thêm khoảng 10 tỷ số điện thoại di động sử dụng cho các thiết bị thông tin vào năm 2020, gấp 125 lần hiện tại, để mở rộng ứng dụng trên mạng lưới thiết bị kết nối Internet.

Thời đại kỹ thuật số: Điện thoại di động nhiều hơn con ngườiLG Electronics lên kế hoạch dời dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh sang Việt NamNgười dân Cuba bắt đầu sử dụng Internet trên điện thoại di độngNền kinh tế internet của Đông Nam Á ước đạt hơn 240 tỷ USD vào năm 2025Mỹ thử hệ thống cảnh báo khẩn cấp trên cả nước

Nhật Bản sẽ tăng thêm khoảng 10 tỷ số điện thoại di động vào năm 2020. Ảnh: reuters

Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản (MIC) vừa cho biết sẽ tăng thêm khoảng 10 tỷ số điện thoại di động sử dụng cho các thiết bị thông tin vào năm 2020, gấp 125 lần hiện tại, để mở rộng ứng dụng trên mạng lưới thiết bị kết nối Internet (IoT).

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, MIC đánh giá việc gia tăng này là cần thiết nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Trên IoT, các cảm biến được gắn lên thiết bị và liên tục phát dữ liệu. Theo đó, số điện thoại không chỉ gắn vào các thiết bị thông thường, mà còn được gắn vào cảm biến để phân biệt từng tín hiệu phát ra.

Các doanh nghiệp viễn thông Nhật Bản cũng sẽ đầu tư hệ thống để đáp ứng việc gia tăng số điện thoại và chuẩn bị cơ sở phổ cập IoT cho mạng viễn thông 5G với tốc độ cao gấp 100 so với hiện tại và sẽ được ứng dụng trong các lĩnh vực như tự động hoá sản xuất công nghiệp, khám chữa bệnh từ xa, xe tự hành...

Hiện nay, số điện thoại di động thông thường của Nhật Bản có 11 số và bắt đầu bằng các đầu số 070, 080, 090. Nhằm mở rộng ứng dụng IoT, từ năm 2017, Nhật Bản đã đưa vào đầu số 020. Đầu số mới này có thể khai thác được 80 triệu số. Tuy nhiên,  MIC đã phân chia cho các nhà mạng trên 30 triệu số.

Lo ngại đến năm 2022, kho số sẽ không đủ khi IoT được áp dụng rộng rãi, MIC dự kiến sẽ đưa vào sử dụng đầu số 020 với 14 số. Như vậy kho số sẽ được bổ sung thêm 10 tỷ số.

Các thiết bị gắn cảm biến trong IoT sẽ thống nhất sử dụng loại số này, trong khi đầu số 070, 080, 090 được giữ nguyên chỉ sử dụng cho điện thoại di động thông thường.

Đi đôi với việc gia tăng ứng dụng IoT, số lượng địa chỉ mạng cũng phải được mở rộng. Theo các chuẩn trước đây với công nghệ Ipv4, thế giới chỉ có 4,3 tỷ địa chỉ mạng, nhưng với Ipv6, số địa chỉ mạng gần như vô hạn định.

Vì vậy, MIC đang thúc đẩy chuyển toàn bộ hệ thống mạng Nhật Bản sang Ipv6 để đáp ứng lượng số di động sẽ bổ sung vào năm 2020.

Theo điều tra của công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit có trụ sở tại Anh, số lượng thiết bị IoT năm 2017 của thế giới là 27,5 tỷ và dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 40,3 tỷ thiết bị. Do đó, phương án bổ sung số điện thoại của MIC được cho có thể giải quyết được vấn đề này.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Giá xăng lại tiếp tục tăng

Lúc 15h ngày 9/1 là thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu trong nước theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công thương. Trong phiên điều chỉnh lần này, giá xăng RON95 lại tăng lên hơn 21.000 đồng/lít. Đây là lần tăng thứ 2 liên tiếp của giá xăng trong năm 2025.

Giá xăng lại tiếp tục tăng
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top