ClockThứ Tư, 01/05/2019 09:47

Thời đại kỹ thuật số: Điện thoại di động nhiều hơn con người

TTH.VN - Công nghệ thông tin và truyền thông đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Ngày nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của số hóa, hứa hẹn sẽ làm thay đổi cuộc sống rất nhiều. Tuy nhiên, điều này cũng khiến con người sống trong một thế giới ảo, nơi mọi người thích giao tiếp trên các phương tiện điện tử hơn là những tương tác vật lý.

Nền kinh tế internet của Đông Nam Á ước đạt hơn 240 tỷ USD vào năm 2025Thế giới sẽ có 5 tỷ người dùng điện thoại di động trong năm nay

Ứớc tính có 107 thuê bao điện thoại di động trên 100 dân trong năm 2018. Ảnh: Getty Image

Theo một báo cáo mới, thế giới ghi nhận có nhiều điện thoại di động hơn so với số người sử dụng nó. Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), một cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp quốc, ước tính có đến 107 thuê bao điện thoại di động trên 100 dân vào năm 2018, nghĩa là về cơ bản, có nhiều điện thoại di động hơn con người.

ITU ước tính rằng vào cuối năm 2018, 51,2% dân số toàn cầu, tương đương 3,9 tỷ người, đang sử dụng Internet, trong khi ước tính có 5,28 tỷ thuê bao di động trên thế giới được ghi nhận. Một thập kỷ trước, 753 triệu cá nhân đã sử dụng Internet ở các quốc gia phát triển, so với 1.028 triệu người ở các quốc gia đang phát triển. Đáng chú ý, con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2.868 triệu cá nhân đang sử dụng internet ở các quốc gia đang phát triển tính đến năm 2018,  so với chỉ 794 triệu người ở các quốc gia phát triển, báo cáo cho biết.

Trong khi đó, dự báo về điện thoại di động của ​​CCS Insight cho rằng trong những năm tới, doanh số điện thoại thông minh sẽ tiếp tục tăng và điện thoại thông minh 5G sẽ là một trong những sản phẩm mới có số lượng lớn nhất trên thị trường với ước tính có hơn 10 tỷ chiếc được xuất xưởng vào năm 2021.

CCS cũng lưu ý rằng nhu cầu kết nối tăng lên là động lực chính trong việc bán điện thoại thông minh. Khi mạng 4G LTE ra mắt vào năm 2011, nó chỉ chiếm 0,2% thị trường, nhưng con số này được ước tính lên gần 68% vào năm 2017, và cao tới 84% vào năm 2020.

Theo CCS, Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường quan trọng nhất khi khách hàng tiếp tục nâng cấp các thiết bị cầm tay sử dụng mạng 4G. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong doanh số điện thoại thông minh. Thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ được ước tính tăng khoảng 4% hàng năm cho đến năm 2021, trong khi mức trung bình trên toàn thế giới chỉ là 1,3%.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
UNCTAD: Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số

Mới đây, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đã công bố báo cáo cho thấy tác động đáng kể đến môi trường của lĩnh vực kỹ thuật số toàn cầu và gánh nặng không cân xứng mà các nước đang phát triển phải gánh chịu. Báo cáo nhấn mạnh rằng, trong khi số hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và mang lại những cơ hội đặc biệt cho các nước đang phát triển thì hậu quả về môi trường của nó ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đáng lưu ý, các nước đang phát triển vẫn bị ảnh hưởng không đồng đều cả về kinh tế và sinh thái do sự phân chia về phát triển và kỹ thuật số hiện có.

UNCTAD Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số

TIN MỚI

Return to top