ClockThứ Sáu, 22/02/2019 14:59

Nguồn cung thực phẩm đang bị đe dọa do suy giảm đa dạng sinh học

TTH.VN - Tương lai của nguồn cung cấp thực phẩm đang bị “đe dọa nghiêm trọng” bởi vì số lượng các loài động vật và thực vật đang biến mất nhanh chóng trong bối cảnh thế giới đang phải vật lộn với việc cung cấp thực phẩm cho dân số ngày càng tăng, một báo cáo của Liên Hiệp quốc (LHQ) ngày hôm nay (22/2) cho biết.

Thu hẹp đa dạng sinh học đang đe dọa loài ngườiASEAN kêu gọi hội nhập để bảo tồn đa dạng sinh họcFAO: Cần quản lý thủy sản và bảo vệ đa dạng sinh học trên các đại dương chungACB đẩy mạnh việc bảo vệ tài nguyên biển Đông Nam ÁFAO: Thúc đẩy đa dạng sinh học các ngành nông nghiệp cơ bảnBiến đổi khí hậu có thể làm giảm hơn một nửa động vật hoang dã vào năm 2100

Đa dạng sinh học cho phép các hệ thống nông nghiệp trở nên linh hoạt hơn trước những cú sốc như dịch bệnh và dịch hại, cũng như đối phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: NYTIMES

Mọi người đang dựa vào ít loài động vật và thực vật hơn để sử dụng làm thực phẩm, khiến các hệ thống sản xuất nhạy cảm với những cú sốc như sâu bệnh, hạn hán và những sự kiện thời tiết khắc nghiệt khác do biến đổi khí hậu, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cho hay. ​

Mặc dù có khoảng 6.000 loài thực vật có thể được sử dụng làm thực phẩm, nhưng chưa đến 200 loài trở thành thức ăn một cách phổ biến, và chỉ có 9 loài chiếm phần lớn tổng sản lượng cây trồng trên thế giới, FAO lưu ý trong báo cáo nhằm đánh giá đa dạng sinh học trong các hệ thống thực phẩm.

Người đứng đầu FAO, ông Jose Graziano da Silva nhận định trong một tuyên bố: “Mất đa dạng sinh học đối với thực phẩm và nông nghiệp đang làm suy yếu nghiêm trọng khả năng của chúng ta trong việc cung cấp thực phẩm cho dân số toàn cầu ngày càng tăng”.

“Chúng tôi cần sử dụng đa dạng sinh học một cách bền vững, để có thể đối phó tốt hơn với các thách thức biến đổi khí hậu đang gia tăng và sản xuất thực phẩm theo cách không gây hại cho môi trường”, ông Jose Graziano da Silva nói thêm.

Thông qua việc phân tích dữ liệu từ 91 quốc gia, FAO khẳng định đã có “bằng chứng chắc chắn” rằng, đa dạng sinh học của thế giới đang bị “đe dọa nghiêm trọng” bởi ô nhiễm, quản lý nguồn nước và sử dụng đất đai không tốt, chính sách yếu kém về thu hoạch và biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, theo hơn 550 chuyên gia trong các báo cáo được phê duyệt bởi 129 chính phủ hồi tháng 3 năm ngoái, biến đổi khí hậu sẽ trở thành một mối đe dọa lớn hơn đối với đa dạng sinh học đến năm 2050.

Từ côn trùng đến cỏ biển, động vật giáp xác và nấm, gần 1/4 trong số gần 4.000 loài thực phẩm hoang dã đang suy giảm, trong đó các khu vực hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi, báo cáo nhấn mạnh.

Sản xuất thực phẩm toàn cầu phải trở nên đa dạng hơn và bao gồm cả các loài không được sử dụng làm thực phẩm một cách phổ biến, nhằm chống chọi với khí hậu và bệnh tật.

“Sự mất đa dạng sinh học đang gia tăng đối với thực phẩm và nông nghiệp khiến an ninh lương thực và dinh dưỡng đối mặt với nguy cơ”, ông Jose Graziano da Silva cho hay.

Cũng theo LHQ, các quốc gia phải tăng gấp đôi năng suất và thu nhập của các nhà sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ đến năm 2030, để xóa đói và đảm bảo tất cả mọi người đều có thể tiếp cận thực phẩm. Cứ 9 người thì có 1 người hiện không có đủ thực phẩm, trong khi dân số thế giới được dự kiến ​​sẽ chạm ngưỡng 9,8 tỷ người đến năm 2050.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Khí thải nitơ oxit gia tăng, đe dọa tầng ôzôn và sức khỏe con người

Theo một đánh giá toàn cầu mới của Liên hợp quốc, nitơ oxit (N₂O) - một loại khí nhà kính mạnh, đang đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu và làm hỏng tầng ôzôn, đe dọa mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C và gây ra mối nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

Khí thải nitơ oxit gia tăng, đe dọa tầng ôzôn và sức khỏe con người
Cử tri đề nghị tăng mức xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng

Sáng 12/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Phiên chất vất và trả lời chất vấn được đông đảo cử tri, nhân dân thành phố Đà Nẵng, tỉnh Ninh Thuận quan tâm theo dõi.

Cử tri đề nghị tăng mức xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng

TIN MỚI

Return to top