ClockChủ Nhật, 30/06/2019 09:32

Nga-Mỹ đàm phán về Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới

Nga và Mỹ đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc kéo dài hiệu lực Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).

Tổng thống Nga mong muốn 'khôi phục hoàn toàn' quan hệ với MỹNga, Mỹ thảo luận kế hoạch hòa bình chấm dứt cô lập Syria

Tổng thống Nga-Mỹ tại Hội nghị Thượng đỉnh G20. Ảnh: AP

Tuyên bố trên được Tổng thống Nga Putin đưa ra ngày 29/6 tại cuộc họp báo sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản. Ông Putin cho biết, ông và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Bộ Ngoại giao mỗi nước bắt đầu các cuộc đàm phán về việc kéo dài hiệu lực Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START)

Tuy nhiên, phát biểu, Tổng thống Putin cho biết, hiện vẫn còn quá sớm để nói, liệu các cuộc đàm phán về việc kéo dài hiệu lực New START có thành công hay không?

 

New START được Mỹ và Nga ký năm 2010, có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Hiệp ước quy định mỗi bên cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình để sau 7 năm và trong tương lai tổng số lượng vũ khí không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo bố trí trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 bệ phóng đã được triển khai và chưa được triển khai. Hiệp ước cũng bắt buộc Nga và Mỹ trao đổi thông tin về số lượng đầu đạn và phương tiện phóng 2 lần mỗi năm.

Tuy nhiên, New START sẽ hết hạn vào năm 2021 và đến nay triển vọng chính quyền Mỹ gia hạn hiệp ước này vẫn chưa rõ ràng, dù phía Nga coi Hiệp ước này là "hòn đá tảng đối với an ninh thế giới".

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

TIN MỚI

Return to top