ClockThứ Bảy, 08/07/2017 15:16

LHQ thông qua hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân

TTH.VN - Các quốc gia tham dự hội nghị của Liên Hiệp quốc (LHQ) tại New York ngày hôm qua (7/7) đã thông qua Hiệp ước về Ngăn cấm Vũ khí hạt nhân, công cụ đa phương đầu tiên có tính ràng buộc pháp lý về việc giải trừ vũ khí hạt nhân vốn đã được đàm phán trong suốt 20 năm qua.

LHQ tiếp tục vòng 2 đàm phán cấm vũ khí hạt nhânChủ tịch hội nghị LHQ nhấn mạnh nhu cầu về Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhânLHQ bắt đầu các cuộc đàm phán về lệnh cấm vũ khí hạt nhân

Một phiên họp của LHQ tại trụ sở ở New York. Ảnh: AP

Phát ngôn viên Stéphane Dujarric của Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh: "Hiệp ước này là một bước tiến quan trọng và góp phần vào nguyện vọng chung về một thế giới không có vũ khí hạt nhân... Tổng Thư ký hy vọng rằng, hiệp định mới này sẽ thúc đẩy đối thoại toàn diện và hợp tác quốc tế mới nhằm đạt được mục tiêu lâu dài của việc giải trừ vũ khí hạt nhân".

Hiệp ước trên được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu với 122 phiếu thuận so với 1 phiếu chống của Hà Lan và một bỏ trắng của Singapore, theo đó sẽ cấm một loạt các hoạt động liên quan đến vũ khí hạt nhân như phát triển, thử nghiệm, sản xuất, chế tạo, sở hữu hoặc dự trữ vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác, cũng như ngăn cấm việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng những loại vũ khí này.

Đại sứ Elayne Whyte Gómez của Costa Rica cho rằng, với hiệp định này, thế giới đang "tiến gần hơn" tới việc loại bỏ hoàn toàn các vũ khí hạt nhân.

Hiệp ước sẽ được để mở cho tất cả các quốc gia có thể ký kết tại Trụ sở LHQ ở New York vào ngày 20/9 tới, và có hiệu lực sau 90 ngày kể từ khi được phê duyệt bởi ít nhất 50 quốc gia.

Tuy nhiên, một số quốc gia vẫn không tham gia đàm phán, bao gồm Hoa Kỳ, Nga và các quốc gia hạt nhân khác, cũng như nhiều đồng minh của họ. CHDCND Triều Tiên cũng không tham gia các cuộc hội đàm này.

Trong một thông cáo báo chí chung đưa ra hôm qua, các phái đoàn của Mỹ, Anh và Pháp nói rằng họ "không tham gia đàm phán hiệp định, và không có ý định ký kết, phê chuẩn...", với quan điểm "sáng kiến ​​này không coi trọng thực tế của môi trường an ninh quốc tế"...

Bảo Nghi (Lược dịch từ UN & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

TIN MỚI

Return to top