ClockThứ Bảy, 25/11/2017 07:13

Hàng chục ngàn người di cư thiệt mạng trên đường đến châu Âu từ năm 2000

TTH.VN - Số người thiệt mạng nhiều nhất được ghi nhận vào năm 2016, khi 5.096 người tử vong sau khi tuyến đường ngắn hơn và ít nguy hiểm hơn từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp bị đóng cửa, theo một thỏa thuận giữa Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ, một báo cáo do Liên Hiệp quốc (LHQ) công bố ngày 24/11 cho biết.

UNHCR kêu gọi Hungary tham gia kế hoạch phân bổ người di cưTây Ban Nha giải cứu gần 600 người di cư chỉ trong một ngàyIOM giúp gần 100.000 người di cư trở về quê nhà trong năm 2016Hơn 1.700 người di cư được giải cứu khỏi bờ biển Libya trong 2 tuầnHơn 1.500 người di cư thiệt mạng trên Địa Trung Hải năm 2017

Người di cư và người tị nạn nhận được sự hỗ trợ của các tình nguyện viên khi họ đến bờ biển Hy Lạp. Ảnh: AP

Tổng cộng, LHQ ước tính hơn 30.000 người di cư đã thiệt mạng trong những năm gần đây, trong khi họ đang cố vượt biển Địa Trung Hải từ Bắc Phi đến châu Âu.

Trong một thông cáo báo chí, LHQ nói thêm: "Băng qua Địa Trung Hải để đến châu Âu là cuộc hành trình nguy hiểm nhất trên thế giới đối với người di cư, với ít nhất 33.761 người được báo cáo đã tử vong hoặc mất tích trong giai đoạn 2000-2017".

Tác giả của báo cáo trên, ông Philippe Fargues khẳng định: "Việc đóng cửa các tuyến đường ngắn hơn và ít nguy hiểm hơn có thể mở ra các tuyến đường dài hơn và nguy hiểm hơn, do đó làm tăng nguy cơ tử vong trên biển".

Báo cáo cũng tiết lộ rằng, hơn 2,5 triệu người di cư đã vượt qua vùng biển Địa Trung Hải bất hợp pháp kể từ những năm 1970.

Được biết, thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ kỳ năm 2016 cho phép những người tị nạn không đủ điều kiện để tị nạn ở châu Âu được đưa về Thổ Nhĩ Kỳ.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Sputniknews)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

TIN MỚI

Return to top