ClockThứ Sáu, 22/04/2016 17:26

Gần 170 quốc gia ký thỏa thuận khí hậu tại New York

TTH.VN - Ngày 22/4, lãnh đạo từ gần 170 quốc gia quy tụ ở New York để ký thỏa thuận khí hậu mang tính bước ngoặt đã đạt được ở Paris hồi tháng 12 năm ngoái. Sự kiện này là động thái mới nhất trong một loạt các bước đi nhằm biến hiệp ước toàn cầu này thành một công cụ thực tế chống lại sự phát thải khí nhà kính và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch hơn.

Các quan chức vui mừng sau thỏa thuận khí hậu Paris ngày 12/12/2015. Ảnh: Getty

Lễ ký kết, trùng với Ngày Trái Đất (22/4), diễn ra trong bối cảnh có một loạt các báo cáo đáng lo ngại về những tác động mới nhất của sự nóng lên toàn cầu hiện nay.

Theo thỏa thuận, mỗi nước được yêu cầu đệ trình chiến lược 5 năm nhằm giảm lượng khí thải, chuyển đổi từ dầu, than và khí đốt tự nhiên và chấp nhận các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió hoặc ô tô điện. Các kế hoạch quốc gia là một phần trong mục tiêu rộng lớn hơn nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 2 độ C so với mức tiền công nghiệp.

Cũng trong tuần này, các quốc gia tham dự sẽ chính thức cam kết đưa hiệp ước này vào luật pháp nước mình để hiệp ước mang đầy đủ tính pháp lý.

                                    TỐ QUYÊN (Lược dịch từ AP & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

TIN MỚI

Return to top