ClockThứ Ba, 30/01/2018 09:56

Cuộc chiến năng lượng Nga-Mỹ: Cơ hội chia đôi

Dù đặt mục tiêu thống trị thế giới về năng lượng, Mỹ hiện vẫn đang phải nhập khẩu khí hóa lỏng từ một công ty của Nga.

Nga tiếp tục là nhà phân phối năng lượng chính cho thị trường châu ÂuTrung Quốc sắp dẫn đầu thế giới về năng lượng tái tạoTriển khai chương trình phục hồi ngành năng lượng ở NigeriaTổng thư ký LHQ nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lượng bền vững

Mỹ đang tạo bước đột phá?

Theo Reuters, một điều đáng buồn hơn nữa đối với lời hứa hẹn về một “kỷ nguyên mới, trong đó Mỹ sẽ thống trị hoàn toàn về mặt năng lượng” của Tổng thống Donald Trump là công ty Yamal LNG mà Mỹ đang nhập khẩu khí hóa lỏng lại đang chịu các lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ.

Ảnh minh họa: Reuters
Mọi chuyện càng trở nên rắc rối hơn khi lượng khí hóa lỏng mà Mỹ nhập khẩu được chở trên tàu Gaselys- mới vừa cập cảnh Boston tuần trước sau rất nhiều lần trì hoãn cũng như phải trải qua một quãng đường ngoằn nghèo đến bất thường.

Hải trình gây tranh cãi của tàu Gaselys được các chuyên gia coi là “một bài học thực tế” về việc thị trường năng lượng đã thay đổi chóng mặt như thế nào cũng như việc Nga và Mỹ đang cạnh tranh gay gắt để giành lấy việc cung cấp khí đốt toàn cầu trong bối cảnh nhiều con mắt hoài nghi đang hướng về lời hứa của Tổng thống Donald Trump trong việc biến nước Mỹ thành nhà xuất khẩu năng lượng thực sự.

Trong vài năm qua, ưu thế dường như đang ngả về phía Mỹ. Công nghệ cracking [tách dầu từ đá-ND] đã giúp Mỹ có thể sản xuất dầu và khí đốt “theo cách phi truyền thống”. Từ năm 2011, Mỹ bắt đầu nổi lên trở thành nhà sản xuất khí đốt hàng đầu.

Đến năm 2016, Công ty Năng lượng của Mỹ Cheniere đã bắt đầu xuất khẩu khí hóa lỏng đi khắp thế giới, từ châu Á đến Mỹ Latin và châu Âu. Kỷ nguyên vàng đối với khí đốt của Mỹ được cho là đang nở rộ.

Đây được coi là tín hiệu tốt lành cho các đồng minh của Mỹ ở Đông Âu vốn đang phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu khí đốt từ Nga. Mùa hè năm 2017 được coi là mang tính biểu tượng đối với 2 quốc gia dễ bị tổn thương về năng lượng nhất châu Âu là Ba Lan và Litva khi họ nhận được những đợt khí hóa lỏng đầu tiên từ Mỹ.

Tại Diễn đàn Năng lượng Vilnius hồi tháng 11/2017, trong không khí hết sức thoải mái, Bộ trưởng Năng lượng Litva Žygimantas Vaičiūnas đã nhấn mạnh tầm quan trọng về mối quan hệ thân thiện với Mỹ: “Chúng tôi hy vọng rằng, bước đột phá có tính lịch sử này sẽ giúp thắt chặt quan hệ 2 nước”.

Nga cũng không chịu đứng yên

Trong khi đó, Nga- nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới cũng đã kịp có những hành động cụ thể để giành lấy một số thắng lợi bước đầu trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường khí đốt châu Âu đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

Trong năm 2017, “Gã khổng lồ” Gazprom đã kịp ký hợp đồng cung cấp khí đốt cho Croatia trong vòng 10 năm bất chấp việc Liên minh châu Âu đã hứa cung cấp 121 triệu USD cho nước này để tự xây dựng kho dự trữ khí hóa lỏng nhằm hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào khí đốt từ Nga.

Ngoài ra, Nga cũng đang nỗ lực thúc đẩy việc xuất khẩu khí hóa lỏng trên bình diện thế giới. Bất chấp vị thế là nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới, Nga vẫn đang bị “bỏ lại phía sau” trong lĩnh vực xuất khẩu khí hóa lỏng.

Tuy nhiên, trong tháng 12/2017, nhà máy khí hóa lỏng thứ 2 của Nga Yamal LNG đã bắt đầu xuất khẩu những đơn hàng đầu tiên. Các hãng truyền thông thế giới đã bắt đầu đưa tin về việc khí đốt của công ty Yamal LNG từ Siberia đã cập bến Boston (Mỹ) vào đầu tháng 1. Đây được coi là món quà “không thể tuyệt vời hơn” cho Tổng thống Nga Putin trong ngày lễ Giáng sinh theo lịch Chính thống giáo phương Đông (ngày 7/1).

Hải trình kỳ lạ của con tàu Gaselys

Thông tin về hải trình kỳ lạ của chuyến hàng từ Siberia đến Boston đã gây ra rất nhiều phỏng đoán từ các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng. Từ cuối tháng 12/2017, hãng vận tải đường thủy của Nga Sovcomflot đã chuyển số khí đốt của công ty Yamal LNG đến một trạm tiếp nhận trên đảo Grain của Anh

Truyền thông Anh khi đó đã bày tỏ lo ngại về việc lượng khí đốt đến từ một công ty chịu lệnh trừng phạt của Mỹ có thể cập cảng Anh. Tuy nhiên, trên thực tế, con tàu của hãng Sovcomflot chỉ dừng ở Anh trong thời gian ngắn. Chỉ 2 ngày sau, tàu Gaselys của Pháp đã điến đảo Grain để nhận số khí đốt nói trên. Theo đơn đặt hàng chính thức, chi nhánh Bắc Mỹ của công ty năng lượng Pháp Engie SA đã mua số khí đốt này từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia Petroliam Nasional Bhd.

Đầu tiên, tàu Gasely dừng tại Tây Ban Nha trước khi đi qua nước này theo tuyến đường biển chạy qua quần đảo Canary. Sau đó, vào ngày 19/1, sau khi đã đi được nửa đường qua Đại Tây Dương, con tàu này đột ngột chuyển hướng lộn lại phía Tây Ban Nha với lý do “thời tiết xấu” trước khi lộn lại lần nữa để hướng về Boston và đậu tại trạm tiếp nhận Everett LNG.

Trong khi trạm tiếp nhận Everett LNG chủ yếu nhận khí hóa lỏng nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu từ Trinidad và Tobago, chuyến hàng khí hóa lỏng từ Nga vẫn là “chưa từng có tiền lệ”.

Việc vận chuyển số khí hỏa lỏng này càng gây tranh cãi khi cổ phần kiểm soát công ty Yamal LNG lại nằm trong tay công ty Novatek của Nga, vốn chịu lệnh trừng phạt về tài chính của Mỹ từ năm 2014.

Hải trình khiến rất nhiều chuyên gia đặt câu hỏi của tàu Gaselys. Ảnh: Reuters
Cơ hội chia đôi cho Nga và Mỹ?

Câu chuyện kỳ lạ về con tàu Gaselys phản ánh thực tế về toàn cầu hóa trên thị trường khí đốt. Quá trình toàn cầu hóa này đã giúp công nghiệp sản xuất và xuất khẩu khí đốt của Mỹ bùng nổ tăng cả khối lượng trao đổi và tính thanh khoản trên thị trường thế giới.

Trong xu hướng toàn cầu hóa đó, việc xuất khẩu khí hóa lỏng từ một địa điểm trên thế giới tới một nơi khác nhằm đáp ứng nhu cầu đột xuất và những biến động bất thường trên thị trường quốc tế đã trở thành xu hướng tất yếu.

Trong bối cảnh Bờ Đông của Mỹ đang hứng chịu đợt rét buốt kinh hoàng trong vài tuần qua, nhu cầu khí đốt trong nước đang gia tăng nhanh chóng khiến việc xuất khẩu khí hóa lỏng từ Nga và Mỹ bất chấp các lệnh trừng phạt là hoàn toàn có thể xảy ra.

Để giảm thiểu khả năng giá khí đốt tăng chóng mặt cũng như việc Mỹ phải phụ thuộc vào nguồn khí hóa lỏng từ nước ngoài, Chính phủ và doanh nghiệp Mỹ cần phải đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng để tích trữ khí hóa lỏng, kết nối với các khu vực sản xuất và xuất khẩu khí hóa lỏng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Trong bối cảnh thị trường khí đốt thế giới đang trở nên ngày một kết nối với nhau hơn, tình hình địa chính trị mới về năng lượng cũng đã có nhiều thay đổi làm xáo trộn cách thức “giao hàng” truyền thống chủ yếu qua các đường ống dẫn khí từ Nga sang châu Âu.

Nhiều tuyến đường mới, nhiều nhà cung cấp và xuất khẩu mới cũng như đối tác mới về năng lượng và khí đốt đang nổi lên. Mỹ cũng đang dần tìm cho mình một hướng đi mới để trở thành siêu cường về năng lượng.

Bài học về “mùa Đông lạnh giá” vừa qua sẽ chỉ càng khiến Mỹ phải kiên định với chiến lược của mình. Tuy nhiên, Mỹ cũng cần hiểu rằng, thời tiết giá lạnh khiến các đơn hàng khí hóa lỏng chịu các lệnh cấm vận của Mỹ hoàn toàn có thể cập cảng Mỹ thông qua thị trường khí đốt vốn đã toàn cầu hóa tối đa.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

TIN MỚI

Return to top