ClockThứ Tư, 19/09/2018 21:08

Chỉ số bình đẳng giới: Khoảng trống dữ liệu vẫn còn lớn

TTH - Hãng thông tấn Reuters ngày 19/9 dẫn lời các chuyên gia nhận định, các nhà lãnh đạo thế giới với cam kết xoá bỏ tình trạng bất bình đẳng giới trước năm 2030 có nguy cơ bỏ lỡ mục tiêu đầy tham vọng này, nếu họ không đẩy nhanh các nỗ lực để lấp đầy những khoảng trống dữ liệu “sâu sắc”.

WB: Các nước đang mất 160.000 tỷ USD do bất bình đẳng giớiSaudi Arabia lần đầu tiên cấp giấy phép lái xe cho phụ nữVai trò của phụ nữ trong lực lượng lao động ASEAN

Đạt được bình đẳng giới là một trong những Mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ đến năm 2030. Ảnh: Reuters

Theo đó, Equal Measures 2030, đơn vị giám sát chỉ số bình đẳng giới cho hay, dữ liệu này giúp thúc đẩy các Chính phủ đánh giá, cũng như nêu bật các vấn đề tiềm ẩn, thay đổi luật, chính sách và quyết định ngân sách.

Giám đốc Equal Measures, bà Alison Holder nói với hãng thông tấn Reuters rằng: “Dữ liệu sẽ thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách, đồng thời tập trung nỗ lực của họ vào những vấn đề đúng đắn”.

Tuy nhiên, theo bà Alison Holder, cuộc khảo sát của hơn 600 chuyên gia đến từ 50 quốc gia cho thấy, đa số tin rằng các Chính phủ không ưu tiên thu thập dữ liệu về những vấn đề ảnh hưởng đến trẻ em gái và phụ nữ.

Được biết, các nhà lãnh đạo thế giới đã nhất trí vào năm 2015 về 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), nhằm giúp mọi người sống khỏe mạnh, thịnh vượng hơn trên một hành tinh sạch hơn.

Chỉ số giới tính SDGs nhằm mục đích xem xét liệu thế giới đang trên đà đáp ứng những cam kết để đạt được bình đẳng giới hay không, bao gồm dữ liệu về nghèo đói, y tế, giáo dục, việc làm, bạo lực, thuế và biến đổi khí hậu.

Cũng theo bà Alison Holder, kết quả của các quốc gia đầu tiên được khảo sát là Colombia, El Salvador, Ấn Độ, Indonesia, Kenya, và Senegal cho thấy một bức tranh hỗn hợp. “Mỗi quốc gia đối mặt với những thách thức về bình đẳng giới lớn. Đây là lý do tại sao chúng tôi cần một chỉ số mới để đo lường và theo dõi hiệu suất”, bà Alison Holder nói thêm.

Cụ thể, Senegal đạt điểm cao về đại diện chính trị trong cuộc khảo sát, với 42% số ghế Nghị viện do nữ giới nắm giữ, so với 12% ở Ấn Độ. Tuy nhiên, khoảng 1/2 số nữ giới ở Senegal tin rằng, người chồng thậm chí còn được biện minh cho hành vi đánh vợ trong một số trường hợp, so với 3% ở Colombia.

Đáng chú ý, đây là 6 quốc gia đại diện cho hơn 1/5 số trẻ em gái và phụ nữ trên toàn thế giới, sẽ là nhà của gần 1 tỷ trẻ em gái và phụ nữ đến năm 2030.

Chỉ số bình đẳng giới được được đưa ra trong bối cảnh có những cảnh báo rộng hơn rằng, khoảng trống trong việc thu thập dữ liệu sẽ gây khó khăn cho việc đo lường tiến độ đạt được SDGs trước thời hạn vào năm 2030.

Trong một động thái liên quan, Liên Hiệp quốc (LHQ) sẽ tổ chức một hội nghị lớn ở Dubai vào tháng 10 tới, nhằm bàn thảo về các ý tưởng cải thiện việc thu thập dữ liệu trong những lĩnh vực như y tế, di cư, nghèo đói và môi trường.

“Chúng ta có thể bỏ lỡ việc đạt được các mục tiêu SDGs bởi những khoảng trống dữ liệu; chính vì vậy, cần theo dõi tốt hơn để xem những tiến bộ nào đang được thực hiện”, bà Ruth Fuller thuộc nhóm bảo trợ các tổ chức phát triển quốc tế Bond nhấn mạnh.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

TIN MỚI

Return to top