ClockThứ Ba, 17/09/2019 15:42

Các nước CLMTV bảo vệ và nâng cao quyền của người lao động di cư

Đoàn Việt Nam do bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội dẫn đầu tham dự hội nghị.

Lao động di cư đóng góp rất lớn vào sự phát triển của Đông Nam ÁMỹ sẽ mất 400.000 việc làm do ảnh hưởng của thuế nhôm thépADB lo ngại hệ quả của công nghệ mới đối với việc làm tại LàoNhững thành phố phát triển nhanh nhất thế giớiThế giới có 150 triệu lao động di cư

Các đại biểu danh dự tham gia hội nghị

Với chủ đề "Hướng tới bảo vệ người lao động di cư ở các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam: Hợp tác về an sinh xã hội", Hội nghị cấp Bộ trưởng Lao động lần này được tổ chức nhằm thảo luận về các cơ chế bảo vệ hơn nữa lao động di cư, tăng cường hợp tác lao động, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái lan và Việt Nam liên quan đến bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư, đặc biệt là  tính linh hoạt của các chương trình an sinh xã hội.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Sen đánh giá cao chủ đề hội nghị lần này. Hội nghị sẽ giúp tìm ra giải pháp về vấn đề lao động di cư đang diễn hết sức cấp bách tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Thủ tướng Hun Sen khẳng định: “Hiện nay, vấn đề người lao động ra nước ngoài kiếm việc làm đang là một trào lưu toàn cầu, và điều này ảnh hưởng đến các nước trên thế giới. Tôi đánh giá cao sự tiến bộ trong hợp tác về lĩnh vực lao động giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Các bên đã quan tâm tạo điều kiện lao động phù hợp, bảo vệ và nâng cao quyền cho lao động di cư”.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Lao động Campuchia Ith Samheng cho rằng mặc dù mỗi quốc gia có khung pháp lý, quy phạm pháp luật và điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, nhưng các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam vẫn có nhiều điểm chung có thể hợp tác để bảo vệ quyền lợi cho người lao động di cư, giúp họ được hưởng các lợi ích an sinh xã hội khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác hoặc từ nước này sang nước khác.

Hội nghị cấp Bộ trưởng Lao động Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam lần này sẽ ra Tuyên bố Siem Reap về Lộ trình hướng tới Tuyên bố của Bộ trưởng Lao động về tính linh hoạt của các chương trình an sinh xã hội tại các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ công tác bảo vệ, phát triển rừng tại địa phương

Đó là kết quả đánh giá tại hội nghị tổng kết Dự án tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương bảo vệ rừng tại thị xã (TX) Phong Điền (VM079) do Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững- SRD tổ chức vào ngày 20/6.

Hỗ trợ công tác bảo vệ, phát triển rừng tại địa phương
Góp phần bảo vệ an ninh trật tự cơ sở

Ông Trần Văn Gần (SN 1966), Tổ trưởng tổ bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) tổ 2, khu vực 2, phường Phú Hậu (quận Phú Xuân, TP. Huế) đã có nhiều đóng góp cho phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại địa phương.

Góp phần bảo vệ an ninh trật tự cơ sở
Giành lại tuổi thơ cho em

Một lần, tôi dẫn một người bạn từ Hà Nội vào du lịch Huế muốn khám phá phố đêm Chu Văn An. Đến khá sớm và khoảng chừng 8 giờ tối, tôi phát hiện thấy một thanh niên đi chiếc xe máy cũ kỹ chở một em gái nhỏ. Đến góc đường Võ Thị Sáu - Đội Cung, xe dừng lại, em gái được thả xuống và bắt đầu công việc…bán dạo. Nhìn em tội nghiệp, nhiều người trong đó có tôi đã mua hàng cho em. Cầm những tờ tiền lẻ trong tay, đứa trẻ đi nhanh về góc phố, nơi có người thanh niên đợi sẵn.

Giành lại tuổi thơ cho em
UNESCO tăng cường bảo vệ Di sản Thế giới của châu Phi

Năm 2018, Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cam kết tăng cường sự hiện diện của các di sản châu Phi trong Danh sách Di sản thế giới, và từ đó, số lượng di sản ở khu vực cận Sahara đã tăng từ 93 lên 108 trong những năm gần đây.

UNESCO tăng cường bảo vệ Di sản Thế giới của châu Phi

TIN MỚI

Return to top