ClockThứ Tư, 31/07/2019 20:36

Lao động di cư đóng góp rất lớn vào sự phát triển của Đông Nam Á

TTH - Nhu cầu tuyển dụng lao động của các nền kinh tế đang phát triển và già hóa ở Đông Nam Á đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều người di cư nắm bắt cơ hội này để cải thiện cuộc sống, phụ nữ di cư luôn là nhóm dân đứng trước nguy cơ bị bóc lột và lạm dụng, bao gồm cả việc trở thành nạn nhân của hoạt động buôn bán người bất hợp pháp.

Thế giới có 150 triệu lao động di cưNhững rào cản của Nhật Bản trước làn sóng di cư Đông Nam Á

Các tổ chức quốc tế lên tiếng kêu gọi các chính phủ và chủ thể triển khai những gì cần làm để chấm dứt rủi ro đối với lao động di cư. Ảnh: Nikkei News

Tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 10 triệu lao động di cư tại 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Một nửa trong số đó là phụ nữ và con số này đang ngày càng tăng lên. Ước tính đến năm 2030, Malaysia, Singapore và Thái Lan sẽ đối diện với sự thiếu hụt đáng kể, vào khoảng 10% - 30% người trong độ tuổi lao động, trong khi Campuchia, Lào và Myanmar lại dư thừa.

Trước nhu cầu lao động tăng cao trên khắp khu vực, người di cư đóng một vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại các quốc gia. Tuy nhiên, bất chấp sự đóng góp của họ, người lao động di cư, đặc biệt là phụ nữ vẫn đối mặt với rất nhiều rủi ro và bất công như chịu bạo lực và lạm dụng trong suốt hành trình di cư, chịu bạo lực và lạm dụng bởi chủ lao động, môi trường làm việc không đảm bảo... Song quyền tiếp cận các dịch vụ bảo vệ và hỗ trợ đối với nhóm người này lại rất hạn chế.

Là một trong những biện pháp bảo vệ, lao động, đặc biệt là lao động nữ phải tuân theo quy định của các chính sách nhập cư hạn chế dựa trên tuổi tác, điểm đến hoặc nghề nghiệp. Nhưng hầu như các hạn chế này không phát huy đủ tác dụng, nhất là khi Cơ quan Phụ nữ Liên Hiệp quốc (UN Women) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy có rất nhiều cá nhân vẫn di cư tìm việc thông qua các kênh trung gian không đảm bảo.

Trong lúc những người sử dụng lao động và tội phạm vô đạo đức thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ, tương ứng khoảng 150 tỷ USD/năm, nạn nhân và gia đình họ lại phải chịu tổn thất và mất mát vô cùng to lớn. Doanh nghiệp và người sử dụng lao động tuân thủ theo luật pháp cũng bị ảnh hưởng.

Cho đến nay, một số biện pháp đã được ASEAN áp dụng để giải quyết vấn nạn, bao gồm 10 quốc gia đã phê chuẩn Công ước Liên Hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, 9 quốc gia phê chuẩn Nghị định thư ngăn chặn, phòng chống và trừng trị việc buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Không dừng lại ở đó, những biện pháp toàn diện hơn cũng yêu cầu không chỉ chính phủ, mà cả người lao động, người sử dụng lao động và các bên liên quan cần phối hợp với nhau để chống lại nạn buôn người. Các tổ chức quốc tế và mạng lưới của họ phải được sử dụng để cung cấp kiến thức và hỗ trợ phát triển năng lực thực thi pháp luật về giới, cũng như nâng cao năng lực của các sĩ quan tiền tuyến hoạt động trong các lĩnh vực có người lao động đối mặt với nguy cơ bị cưỡng bức cao.

Có thể nói, lao động di cư có khả năng và sẽ góp phần vào sự tăng trưởng toàn diện, bền vững của khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Đảm bảo di cư công bằng, an toàn sẽ loại bỏ các mối nguy hiểm đối với lao động di cư và tạo điều kiện để lao động di cư phát huy tài năng và sự đóng góp của mình.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Thomson Reuters Foundation News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top