ClockChủ Nhật, 30/06/2019 14:46

Bước chân lịch sử ở DMZ của hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bước chân lên đất Bắc Triều Tiên.

Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 3 sẽ diễn ra trong năm 2019?Mỹ, Nhật, Hàn cam kết hợp tác về phi hạt nhân hóa Triều TiênNga và Mỹ tìm kiếm tiếng nói chung về vấn đề Triều TiênMỹ, Nhật Bản nhất trí hợp tác chặt chẽ về phi hạt nhân hóa Triều Tiên'Ngoại giao hạt nhân' Kim Jong Un - Putin

Khoảnh khắc lịch sử hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên bắt tay nhau tại khu DMZ. Nguồn: CNN

Tổng thống Trump đã vượt qua ranh giới phân cách Bắc và Nam Triều Tiên theo lời mời của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Chỉ có hai cựu Tổng thống Mỹ đã có chuyến thăm tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên: Jimmy Carter, vào tháng 6/1994, Bill Clinton vào tháng 8/2009 và Carter một lần nữa vào tháng 8/2010. Cả hai đã đến thăm sau khi họ rời nhiệm sở.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra sau khi ông Trump đưa ra lời mời mở qua Twitter ngày hôm qua 29/6, trong khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ bắt tay tại khu phi quân sự (DMZ), biên giới ngăn cách hai miền Triều Tiên.

Sau khi Tổng thống Mỹ Trump đi qua biên giới vào Triều Tiên, ông bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trước khi hai người quay lại và bước vào lãnh thổ Hàn Quốc.

"Đây là một khoảnh khắc lịch sử," nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nói về Tổng thống Mỹ Donald Trump bước vào Triều Tiên, qua ranh giới phân định quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên.

"Bước qua ranh giới đó là một vinh dự lớn," Tổng thống Trump nói và cho biết thêm rằng ông và ông Kim có một "tình bạn tuyệt vời."

Đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo gặp nhau kể từ hội nghị thượng đỉnh diễn ra hồi tháng 2 tại Hà Nội, Việt Nam, kết thúc đột ngột mà không có thỏa thuận.

Đầu ngày hôm nay 30/6, Tổng thống Trump đã gợi ý rằng một hội nghị thượng đỉnh thứ ba có thể diễn ra.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

TIN MỚI

Return to top