ClockThứ Ba, 18/04/2017 14:30

Australia thắt chặt thị thực đối với lao động nước ngoài

TTH.VN - Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull ngày 18/4 cho hay, nước này sẽ hủy bỏ thị thực làm việc tạm thời đối với người nước ngoài và thay bằng thị thực yêu cầu kỹ năng tiếng Anh, cũng như kỹ năng làm việc tốt hơn.

10 quốc gia tốt nhất dành cho lao động nước ngoàiNhật Bản cho phép lao động nước ngoài làm việc tại các trang trạiĐối phó tình trạng lão hoá, Nhật Bản muốn tăng gấp đôi lượng công nhân nước ngoàiMalaysia đẩy mạnh truy quét lao động nhập cư bất hợp phápNgười lao động ở châu Á-Thái Bình Dương ít hài lòng với công việcThế giới có 150 triệu lao động di cư

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull (bên trái) trong một cuộc họp báo tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Canberra, Australia ngày 18/4. Ảnh: Reuters

Theo Thủ tướng Turnbull, việc thay đổi thị thực sẽ thu hút các công nhân có tay nghề cao hơn.

Trong một động thái liên quan, ông Turnbull khẳng định: "Cải cách của chúng tôi sẽ đơn giản tập trung vào việc làm Australia và giá trị Australia. Chúng tôi là một quốc gia nhập cư, nhưng thực tế thì người lao động Australia vẫn phải được ưu tiên về việc làm. Chúng tôi sẽ không còn cho phép diện thị thực 457 làm hộ chiếu cho các công việc mà có thể và nên thuộc về người Australia".

Chương trình thị thực 457 được thiết kế để lấp đầy sự thiếu hụt kỹ năng của Australia và cho phép chủ sở hữu diện thị thực này đưa các thành viên trong gia đình tới Australia trên diện thị thực 457 thứ cấp.

Tuy nhiên, thị thực 457 bị bao trùm bởi những tranh cãi với cáo buộc rằng, chương trình đã bị các nhà tuyển dụng lợi dụng để nhập khẩu lao động giá rẻ, chứ không phải là lấp đầy kỹ năng thiếu hụt thực sự.

Hiện nay, thị thực 457 đang được sử dụng bởi khoảng 95.000 người lao động nước ngoài, sẽ được thay thế bằng một thị thực tạm thời mới và danh sách các ngành nghề đủ điều kiện để cấp thị thực dự kiến cắt giảm từ hơn 200 nghề.

Đáng chú ý, những lao động đang ở Australia trên diện thị thực 457 sẽ không bị ảnh hưởng bởi những điểu chỉnh mới.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TIN MỚI

Return to top