ClockThứ Ba, 13/08/2019 19:00

Australia cung cấp 340 triệu USD tài trợ khí hậu cho các quốc đảo Thái Bình Dương

TTH.VN - Theo tin từ AFP, Australia hôm nay (13/8) vừa công bố gói tài trợ cho các hoạt động chống biến đổi khí hậu trị giá 500 triệu đô la Úc (340 triệu USD) cho các quốc đảo Thái Bình Dương, nơi đang ngày càng mạnh mẽ yêu cầu quốc gia láng giềng Australi kiềm chế lượng khí thải carbon ra môi trường.

Úc đầu tư 1 tỷ AUD thành lập Quỹ Năng lượng sạchÚc bị chỉ trích với mục tiêu khí thải mới

Nhiều quốc đảo Thái Bình Dương chỉ trích Australia không làm đủ để kiềm chế sự phụ thuộc vào than đá. Ảnh: AFP

Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết khoản tài trợ, được lấy từ ngân sách viện trợ quốc tế hiện có của đất nước, sẽ giúp các quốc đảo Thái Bình Dương đầu tư vào năng lượng tái tạo và khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu.

Cam kết trên được đưa ra trước khi Thủ tướng Morrison đến Tuvalu tham dự Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF), nơi các quốc đảo bị đe dọa bởi tình trạng nước biển dâng tuyên bố sẽ đặt sự nóng lên toàn cầu lên hàng đầu trong chương trình nghị sự. Hội nghị thượng đỉnh PIF sẽ chính thức khai mạc vào cuối ngày hôm nay và kéo dài đến 15/8.

Các đại diện cấp cao từ Tuvalu, Palau và Vanuatu đã chỉ trích Australia vì đã không có đủ hành động trước các vấn đề môi trường. Ông Frank Bainimarama, đại diện của Fiji cho rằng việc Australia phụ thuộc vào than đá đã tạo ra mối đe dọa hiện hữu đối với các quốc đảo nằm ở vùng thấp. Trong khi đó, Thủ tướng Morrison khẳng định nước này sẽ đáp ứng mục tiêu giảm phát thải vào năm 2030 theo Thỏa thuận Paris. Nhà lãnh đạo Australia cũng cho rằng khoản tài trợ nói trên nhằm nhấn mạnh cam kết của nước này không chỉ đáp ứng các nghĩa vụ giảm phát thải trong nước mà còn hỗ trợ các quốc gia láng giềng.

Những tranh cãi về hành động khí hậu diễn ra khi Australia đang cố gắng khẳng định lại ảnh hưởng của mình ở Thái Bình Dương thông qua chiến lược “cải tiến” của chính phủ - vấn đề mà một số nhà lãnh đạo khu vực cảnh báo có khả năng thất bại nếu nước này không có hành động khí hậu mạnh mẽ và ý nghĩa.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)  

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đức tài trợ cho quan hệ đối tác giúp xử lý tội phạm môi trường

Trong bối cảnh các hoạt động phá hoại môi trường như khai thác gỗ và xử lý chất thải bất hợp pháp nằm trong số những lĩnh vực tội phạm có tổ chức lớn nhất trên toàn thế giới, Đức vừa công bố chương trình tài trợ cho quan hệ đối tác giữa xã hội dân sự và Cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol.

Đức tài trợ cho quan hệ đối tác giúp xử lý tội phạm môi trường
Thông tin doanh nghiệp:
Môi Trường Tâm Phúc - Dịch vụ xử lý chất thải, thông bồn cầu nghẹt uy tín

Xử lý chất thải sinh hoạt một cách hiệu quả không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống lành mạnh của gia đình và cộng đồng. Hôm nay baothuathienhue.vn sẽ giới thiệu đến bạn một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xử lý chất thải và thông bồn cầu nghẹt tại Huế – dịch vụ Môi Trường Tâm Phúc.

Môi Trường Tâm Phúc - Dịch vụ xử lý chất thải, thông bồn cầu nghẹt uy tín
Hướng đến môi trường đầu tư thông thoáng

Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành, địa phương (DCCI) được xem là thước đo quan trọng trong việc đánh giá chất lượng điều hành. Với kết quả DDCI vừa được công bố mới đây cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, cần thêm nhiều giải pháp để tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng.

Hướng đến môi trường đầu tư thông thoáng
Giám sát phát thải cơ sở sản xuất giấy Thủy Bằng

Cơ sở sản xuất giấy (CSSXG) ở tổ dân phố Cư Chánh 2 (phường Thủy Bằng, quận Thuận Hóa) nằm ở thượng nguồn sông Hương, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất. Người dân kiến nghị chính quyền địa phương giám sát quá trình phát thải của cơ sở này, đồng thời có kế hoạch di dời khỏi khu dân cư.

Giám sát phát thải cơ sở sản xuất giấy Thủy Bằng

TIN MỚI

Return to top