ClockThứ Năm, 04/04/2019 06:41

ADB: Châu Á cần ưu tiên ứng phó với thảm họa khi rủi ro ngày càng tăng

TTH.VN - Với một khu vực phải đối mặt với rủi ro thiên tai ngày càng cao, khu vực châu Á đang phát triển cần khẩn trương xây dựng khả năng phục hồi trước khi thảm họa xảy ra thông qua việc lập kế hoạch tốt hơn, dành riêng ngân sách của chính phủ cho vấn đề này và khuyến khích bảo hiểm, theo một nghiên cứu mới được đưa ra như một phần trong ấn phẩm kinh tế hàng đầu của ADB, Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2019.

ADB, AFD tài trợ 5 tỷ USD cho châu Á-Thái Bình Dương trong 3 năm tớiADB hỗ trợ châu Á – Thái Bình Dương đáp ứng cam kết khí hậu

Khung cảnh đổ nát sau một trận động đất ở Nepal năm 2015. Ảnh: ADB

Ông Yasuyuki Sawada, nhà kinh tế trưởng của ADB cho biết, “cứ 5 người bị ảnh hưởng bởi các thảm hoạ tự nhiên thì có 4 người sống ở châu Á. Những năm gần đây, châu Á đã dẫn đầu về những nỗ lực giảm thiểu rủi ro thiên tai, nhưng vẫn cần  hành động nhiều hơn để giải quyết tình trạng dễ tổn thương và ứng phó thảm họa ở cấp độ quốc gia và cộng đồng”.

Các hộ gia đình nghèo và có hoàn cảnh khó khăn, các công ty nhỏ, cũng như các quốc gia nhỏ và xa như các quốc đảo Thái Bình Dương thường phải gánh chịu tổn hại nhiều nhất do ​​các thảm họa. Và mặc dù biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều thảm hoạ tự nhiên hơn và quá trình đô thị hóa nhanh chóng cũng làm gia tăng các rủi ro, nhưng chỉ có khoảng 8% các thiệt hại do thảm họa ở Châu Á kể từ năm 1980 được bảo hiểm.

Báo cáo kêu gọi các nước tiếp tục củng cố kế hoạch để đối phó với các rủi ro thiên tai, trong đó có việc xây dựng cơ sở hạ tầng thân thiện với khí hậu và có khả năng chống chịu thiên tai đặc biệt hiệu quả về chi phí trong việc giảm tổn thất liên quan đến thảm họa trong tương lai. Điều này cũng có thể bao gồm quản lý tài nguyên nước tốt hơn để đối phó với hạn hán, các tòa nhà cộng đồng an toàn trong động đất và xây dựng lại rừng ngập mặn để giảm thiểu xói mòn bờ biển.

Khu vực này cũng có thể sẽ được hưởng lợi nếu các chính phủ thường xuyên dành quỹ để huy động trong trường hợp thảm họa cũng như tăng cường sử dụng tín dụng và bảo hiểm, đặc biệt thông qua các sản phẩm chuyển giao rủi ro và tái bảo hiểm, nhằm cho phép chia sẻ rủi ro ở quy mô rộng hơn. Những nỗ lực quốc gia cần được bổ sung bằng hành động ở cấp cộng đồng, vì các khoản đầu tư, ví dụ như vào quản lý chất thải cộng đồng, có thể giúp tăng cường khả năng thích ứng.

Báo cáo lưu ý rằng việc nhanh chóng xây dựng lại các công trình bị ảnh hưởng thường được ưu tiên sau thảm họa, nhưng việc phục hồi nhanh chóng này cần được xem xét bên cạnh các mục tiêu khác, bao gồm tăng cường khả năng thích ứng trước các thảm hoạ trong tương lai, xem xét nhu cầu của các bộ phận dễ bị tổn thương trong xã hội và khôi phục tính năng động của nền kinh tế và xã hội ở khu vực bị ảnh hưởng. Chìa khóa cho vấn đề này là sự hợp tác giữa chính quyền trung ương và địa phương, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng trong việc ứng phó thảm họa như đã thấy sau trận động đất ở Nepal và Bão Pam ở Vanuatu, cả năm 2015.

ADB cam kết hướng tới một châu Á - Thái Bình Dương thịnh vượng, bao trùm, kiên cường và bền vững, đồng thời duy trì các nỗ lực của mình để xóa đói nghèo cùng cực. Năm 2018, tổ chức này đã thực hiện cam kết về các khoản vay và trợ cấp mới lên tới 21,6 tỷ USD.

Tố Quyên (Lược dịch từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

TIN MỚI

Return to top