ClockThứ Sáu, 14/07/2017 14:35

ADB cảnh báo biến đổi khí hậu đe dọa châu Á

TTH.VN - Biến đổi khí hậu sẽ làm nhiệt độ gia tăng, những cơn bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn, lượng mưa thất thường, sản lượng cây trồng giảm mạnh và tác động đến các rạn san hô khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trừ khi các quốc gia thực hiện đầy đủ cam kết của họ theo Thỏa thuận Paris về khí hậu, các nhà khoa học ngày hôm nay (14/7) cảnh báo, đồng thời gọi đây là những thách thức "chưa từng có".

ADB: Biến đổi khí hậu gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọngMỹ và các nước G7 khó có thể thu hẹp khác biệt về vấn đề khí hậuLHQ cảnh báo nguy cơ gia tăng tình trạng tử vong do nắng nóngViệt Nam, Indonesia hướng đến phát triển năng lượng mặt trờiBill Gates và tỷ phú thế giới đầu tư 1 tỷ USD vào năng lượng sạch

Philippines, quốc gia từng bị siêu bão Haiyan tàn phá hồi năm 2013, nằm trong số 10 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các sự kiện thời tiết cực đoan trên thế giới. Ảnh: AFP 

Một báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam cho thấy, tăng trưởng và an ninh của khu vực trong tương lai, cũng như phúc lợi của hàng trăm triệu người đang bị đe dọa.

Ông Bambang Susantono, Phó chủ tịch của ADB về phát triển bền vững cho hay: "Các quốc gia ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương đang đối mặt với nguy cơ lao sâu hơn vào đói nghèo và thiên tai, nếu nỗ lực giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu không được triển khai nhanh chóng và mạnh mẽ”.

Thỏa thuận Paris năm 2015 mang tính bước ngoặc bắt đầu có hiệu lực vào tháng 11/2016, cam kết hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu trung bình từ 1,5 đến 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Báo cáo cho biết thêm, các biện pháp sớm và mạnh mẽ là cần thiết để đạt được mục tiêu đó. 

Mối đe dọa

Nếu thế giới tiếp tục phát thải khí nhà kính làm hành tinh nóng lên như hiện nay, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng hơn 4 độ C vào cuối thế kỷ này. Đáng chú ý, một số khu vực của châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng đến 6 độ C.

Tajikistan, Afghanistan, Pakistan và khu vực phía tây bắc Trung Quốc có thể gặp điều kiện khí hậu nóng hơn, với nhiệt độ tăng lên 8 độ C.

Bản báo cáo nhận định, điều này sẽ mang lại những thay đổi mạnh mẽ trong thời tiết, đa dạng sinh học, nông nghiệp và thủy sản của khu vực và thúc đẩy việc di cư trong bối cảnh một số khu vực khó có thể sinh sống.

"Một kịch bản như vậy có thể đặt ra mối đe dọa hiện hữu đối với một số quốc gia trong khu vực, dập tan hy vọng đạt được sự phát triển bền vững và hòa nhập”, ADB nói trong một tuyên bố.

Châu Á-Thái Bình Dương là nơi sinh sống của 2/3 dân số thế giới và 9 trên 15 quốc gia được xếp hạng là dễ bị tổn thương bởi thiên tai nhất thế giới.

Hàng triệu người dân ở khu vực Nam Á đang bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ tăng cao. Mặc dù tăng trưởng kinh tế ấn tượng, số liệu từ Liên Hiệp quốc (LHQ) cho thấy, 1 trên 10 người dân châu Á vẫn còn sống trong cảnh đói nghèo cùng cực.

Cũng theo báo cáo nói trên, các khoản đầu tư để nhanh chóng chuyển đổi nền kinh tế châu Á sang con đường các-bon thấp phải trở thành ưu tiên cao, bởi thập kỷ tới là thời gian cốt yếu để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris.

Nhiều quốc gia trong khu vực vẫn phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hoá thạch. ADB nói rằng, họ sẽ đầu tư 4 tỷ USD để thúc đẩy nguồn cung năng lượng tái tạo và tăng trưởng xanh trong khu vực đến năm 2020.

Lê Thảo (Lược dịch từ Straitstimes & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin, cảnh báo thiên tai đến người dân bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Trong đó, ứng dụng Hue-S của Trung tâm Giám sát và Điều hành đô thị thông minh (IOC) và các nền tảng mạng xã hội đã phát huy hiệu quả, giúp người dân chủ động nắm bắt thông tin và ứng phó kịp thời.

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

TIN MỚI

Return to top