ClockThứ Tư, 02/11/2016 13:46

Việt Nam, Indonesia hướng đến phát triển năng lượng mặt trời

TTH.VN - Indonesia và Việt Nam đang hướng đến việc tiếp bước Thái Lan phát triển năng lượng mặt trời tại khu vực Đông Nam Á, bước đầu tiến tới mục tiêu ưu tiên năng lượng xanh trong bối cảnh thỏa thuận làm giảm ô nhiễm toàn cầu bắt đầu có hiệu lực.

Trên 110 triệu hộ gia đình EU có thể sản xuất năng lượngChi phí tạo ra điện từ năng lượng mặt trời sẽ giảm 59% vào năm 2025Dubai sắp xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giớiDoanh nghiệp Việt chật vật giải bài toán năng lượng sạch

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng xanh giúp làm giảm ô nhiễm. Ảnh: Reuters

Các quốc gia trên thế giới đang chịu áp lực ngày càng cao trong việc làm giảm lượng khí thải carbon từ các nhà máy điện đốt than, giữa lúc Hiệp định khí hậu Paris mang tính bước ngoặt sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 4/11 tới, sau khi được ký kết hồi tháng 12 năm ngoái.

Indonesia và Việt Nam đều hướng đến việc mỗi nước sẽ đạt công suất điện năng lượng mặt trời hàng năm ít nhất là 5 gigawatt (GW) từ năm 2020, tăng từ con số gần như bằng 0 hiện nay, quan chức của cả hai chính phủ nói với Reuters. Theo đó, mức công suất này sẽ chiếm khoảng 9% lượng điện dự kiến ​​tại Indonesia và Việt Nam trong thập kỷ tới.

Sự thúc đẩy của khu vực trong lĩnh vực năng lượng mặt trời sẽ tạo đà cho sự phát triển công nghệ toàn cầu và có thể đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp như tập đoàn Năng lượng tái tạo CMX của Canada, cũng như công ty Năng lượng mặt trời Shinsung và Hanwha Q-Cells của Hàn Quốc.

"Quá trình này sẽ diễn ra rất nhanh khi chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để xây dựng", ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, cho biết bên lề một hội nghị chuyên ngành vào tuần trước.

Tuy nhiên thông thường, khoản chi phí ban đầu vẫn được coi là một cản trở lớn cho các dự án năng lượng mặt trời. Do đó, cả Indonesia và Việt Nam sẽ cung cấp cơ hội cho các khoản trợ giá thông qua việc áp dụng mức giá FIT (feed-in-tariff) - mức giá bán áp dụng cho điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo, cho phép các nhà sản xuất ấn định mức giá cụ thể trong một vài năm.

"Nếu chúng ta thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời, nó phải được hỗ trợ", một quan chức Việt Nam cho biết.

"Mức giá FIT đã được ban hành để có thể đạt được mục tiêu 5 GW", ông Maritje Hutapea - đại diện Tổng cục năng lượng tái tạo thuộc Bộ Năng lượng Indonesia cho biết.

Tính đến nay, Thái Lan là nước đi tiên phong trong việc phát triển năng lượng mặt trời tại khu vực Đông Nam Á. Theo một quan chức chính phủ nước này, công suất lắp đặt của nó đạt khoảng 2 GW trong tháng 8/2016, vượt qua mức mục tiêu 1,7 GW trong năm nay.

Với những nước khác trong khu vực, Malaysia có kế hoạch tăng thêm 1 GW công suất điện năng lượng mặt trời vào năm 2020, hoặc 250 MW mỗi năm, Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Công nghệ xanh và Nguồn nước của Malaysia, ông Maximus Ongkili cho hay, tăng cao so với mức 267 MW hiện nay.

Trong khi đó, Philippines đã đạt được mục tiêu trước đó là 500 MW năng lượng mặt trời, nhưng mục tiêu mới hiện chưa được thiết lập, khi chính phủ mới của nước này vẫn đang xem xét cơ cấu năng lượng của đất nước.

Trước mức năng lượng mục tiêu 5GW, các nhà phân tích cho rằng "đây là một động thái tốt và đúng hướng nhưng là mục tiêu đầy tham vọng, không dễ đạt được".

Và mặc dù đẩy mạnh sự phát triển của năng lượng mặt trời trong khu vực, nhưng than đá có thể sẽ vẫn là nguồn năng lượng chính giữa lúc nhu cầu phát triển nhanh, có nghĩa là khu vực Đông Nam Á cần phải tăng gấp đôi công suất phát điện trong thập kỷ tới, các quan chức chính phủ cho biết.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam

Ngày 22/1, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Huế, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) do Đại tá Khăm Phạ May – Xay Phu Ban, Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Chủ nhiệm kỹ thuật làm trưởng đoàn, đến chúc Tết cổ truyền Việt Nam, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam
Để khách hạng sang “rút hầu bao”

Tài nguyên văn hóa, du lịch cùng những tiềm năng về du lịch là yếu tố thu hút các dòng khách hạng sang đến Việt Nam nói chung, Huế nói riêng. Thế nhưng, để những vị khách này “chi tiền” cho hoạt động du lịch, đòi hỏi phải có những dịch vụ xứng tầm cùng nhiều giải pháp khác.

Để khách hạng sang “rút hầu bao”

TIN MỚI

Return to top