ClockThứ Bảy, 08/09/2018 11:57

Vì mục tiêu cải thiện sức khoẻ cho hàng tỷ người

TTH - Chính thức bắt đầu từ ngày 3-7/9 ở thủ đô New Delhi- Ấn Độ, Khoá họp lần thứ 71 của Ủy ban Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại khu vực Đông Nam Á tập trung thảo luận nhiều vấn đề sức khỏe ưu tiên của 1/4 dân số thế giới, từ việc tăng cường hành động để loại bỏ bệnh sốt rét, giải quyết mối đe dọa ngày càng tăng của bệnh sốt xuất huyết, đến việc cải thiện khả năng tiếp cận các loại thuốc thiết yếu...

WHO: 1,4 tỷ người trưởng thành quá lười vận động, gây nguy hiểm cho sức khoẻWHO kêu gọi viện trợ 11 triệu USD để chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người ở SyriaWHO: Bất ổn chính trị làm trầm trọng hơn đại dịch Ebola ở Congo

Các Bộ trưởng Y tế và chuyên gia từ 11 quốc gia thành viên khu vực Đông Nam Á của WHO nhấn mạnh việc bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, để đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người. Ảnh: Bio Voice News

Khoá họp năm nay có sự tham dự của các Bộ trưởng Y tế, các đại diện đến từ 11 quốc gia thành viên thuộc khu vực Đông Nam Á của WHO, Liên Hiệp quốc (LHQ) và các cơ quan khác, cũng như các tổ chức phi Chính phủ và xã hội dân sự.

Cần sự chung tay

Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc khoá họp, Tiến sĩ Poonam Khetrapal Singh, Giám đốc WHO khu vực Đông Nam Á khẳng định: “Đây là một ngành không thể có được sự thành công khi chỉ hành động một mình. Chúng ta cần xây dựng mối quan hệ đối tác và liên minh. Chúng ta không thể giải quyết các yếu tố xã hội, môi trường và chính trị của vấn đề sức khỏe mà không có các đồng minh”.

Cũng theo bà Poonam Khetrapal Singh, sự thúc đẩy toàn cầu mới của WHO nhằm mục đích có thêm một tỷ người được hưởng lợi từ việc bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, thêm một tỷ người được bảo vệ khỏi thiên tai, và thêm một tỷ người có được sức khỏe tốt hơn.

Trong một động thái liên quan, Bộ trưởng Bộ Y tế & Phúc lợi Gia đình Ấn Độ, ông JPNadda cho hay: “Ấn Độ hỗ trợ chương trình nghị sự y tế khu vực và toàn cầu, đồng thời sẵn sàng hợp tác với các quốc gia thành viên và cộng đồng quốc tế để đạt được mục tiêu chung về sức khỏe cho tất cả mọi người”.

Những vấn đề ưu tiên

Trong 5 ngày diễn ra khoá họp, các Bộ trưởng Y tế và chuyên gia đến từ 11 quốc gia thành viên khu vực Đông Nam Á của WHO tập trung vào một loạt vấn đề ưu tiên, nhấn mạnh việc bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân để đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người.

Ông JP Nadda cho biết: “Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là yếu tố cốt lõi của Mục tiêu phát triển bền vững số 3 của LHQ, đồng thời có thể là một công cụ rất mạnh mẽ để đạt được sự công bằng xã hội, giới tính và kinh tế”.

Ngoài ra, năm 2018 cũng là kỷ niệm 40 năm Tuyên bố Alma-Ata lịch sử về chăm sóc sức khỏe ban đầu; nhờ các nỗ lực tập thể, khu vực được chuẩn bị tốt hơn và đang đẩy nhanh tiến độ hướng tới tầm nhìn toàn cầu về sức khỏe cho tất cả mọi người thông qua bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Theo ông JP Nadda, Ấn Độ đang nhanh chóng theo sát nhiều sáng kiến, ​​nhằm đạt được tất cả các yếu tố cốt lõi về bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, tăng cường các hệ thống y tế, cải thiện khả năng tiếp cận thuốc và chẩn đoán miễn phí, cũng như giảm các khoản chi tiêu chăm sóc sức khoẻ quá lớn.

Những chương trình ưu tiên trong khu vực Đông Nam Á của WHO phù hợp với các mục tiêu này và khu vực đang chứng kiến ​​sự hỗ trợ ngày càng tăng đối với vấn đề sức khỏe từ các cấp cao nhất của Chính phủ, cùng những tiến bộ và thành tựu ấn tượng. Bên cạnh đó, đại diện của một số tổ chức đối tác và xã hội dân sự cũng đang tham gia vào khoá họp, được dự kiến ​​sẽ đi đến những nghị quyết ý nghĩa về các vấn đề sức khỏe quan trọng.

Phó Tổng giám đốc WHO, bà Jane Elizabeth Ellison lưu ý: “Dựa trên những thành tựu của khu vực, chúng tôi xem xét nhiều thách thức phía trước và chương trình nghị sự trong tuần này thu hút các cuộc thảo luận về một loạt các chủ đề quan trọng; từ sự cần thiết phải cải thiện đăng ký dân sự và các số liệu thống kê quan trọng để tăng cường hành động quản lý nhằm kiểm soát tốt hơn bệnh sốt rét và sốt xuất huyết, ... đến các hoạt động thể chất”.

Khoá họp cũng vạch ra những cơ hội hiện có và mới để cải thiện khả năng tiếp cận các loại thuốc thiết yếu, vắc-xin và các sản phẩm y tế trong khu vực Đông Nam Á của WHO và xa hơn nữa, đóng vai trò là một trong những sáng kiến ​​quan trọng hướng tới việc bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Là một khu vực dễ hứng chịu thiên tai và các tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng, các quốc gia thành viên trong khu vực và WHO sẽ chú trọng việc tăng cường các đội y tế khẩn cấp, một sáng kiến ​​quan trọng giúp củng cố năng lực đáp ứng với các tình huống.

Một trong những vấn đề chính khác được thảo luận trong khoá họp là nỗ lực tăng cường lực lượng lao động y tế trong khu vực, khi sự tiến bộ được thực hiện bởi các quốc gia trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ; báo cáo tiến độ về việc thúc đẩy các hoạt động thể chất; tăng cường chủng ngừa; mở rộng phạm vi Quỹ khẩn cấp khu vực Đông Nam Á.

Khoá họp của Ủy ban WHO khu vực Đông Nam Á, cơ quan hoạch định chính sách cao cấp nhất của WHO trong khu vực được tổ chức thường niên bởi một trong 11 quốc gia thành viên khu vực, hoặc Văn phòng khu vực Đông Nam Á của WHO. Khoá họp năm nay đang được Văn phòng khu vực tổ chức.

Được biết, khu vực Đông Nam Á của WHO gồm 11 quốc gia thành viên là: Bangladesh, Bhutan, Triều Tiên, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan, và Đông Timor.

LÊ THẢO

(Tổng hợp và lược dịch từ Devdiscourse, Business Standard, Khabarindia & Searo)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội Sức khoẻ

Chiều 8/1, tại Trường tiểu học Phú Mậu, quận Thuận Hóa, TP. Huế diễn ra “Ngày hội Sức khoẻ” (NHSK) do Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức.

Ngày hội Sức khoẻ
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

TIN MỚI

Return to top