ClockThứ Sáu, 26/10/2018 08:42

Ưu tiên phân loại, thu hồi và tái chế rác thải sinh hoạt

TTH - Tính đến năm 2017, cả nước có khoảng 813 đô thị. Tỷ lệ đô thị hóa trung bình cả nước đạt khoảng trên 37,5%. Tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị trung bình đạt 12%-15%, cao gấp 1,5-2 lần so với mặt bằng chung của cả nước, hằng năm đóng góp khoảng 70-75% GDP của Việt Nam.

Tái chế rác thải sinh hoạt: Bắt đầu từ trường họcLượng rác thải toàn cầu ước tính tăng đến 70% vào năm 2050Nâng cấp công nghệ và hạ tầng lò đốt rác Điền Hải“Sáng - xanh - sạch, không rác thải”Rác thải xây dựng tràn lan vùng giáp ranh thành phố

Bên cạnh khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, khu vực đô thị lại đang đối mặt với sự gia tăng về nguồn thải phát sinh. Hiện nay, nhiều công nghệ, thiết bị nhập ngoại cũng như trong nước có mặt tại Việt Nam để phục vụ cho việc xử lý, tái chế chất thải rắn (CTR) sinh hoạt đô thị. Trong đó, một số công nghệ, thiết bị nhập từ một số nước tiên tiến như Mỹ, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Đan Mạch, Bỉ, Pháp, Trung Quốc... với công nghệ chủ yếu là ủ sinh học làm phân hữu cơ và công nghệ đốt.

Công nghệ xử lý CTR trong nước được Bộ Xây dựng công nhận có 5 công nghệ: ủ sinh học làm phân hữu cơ (2), tạo viên nhiên liệu, đốt (2). Tuy nhiên, theo báo cáo của GS.TS Nguyễn Thị Kim Thái, Khoa Kỹ thuật môi trường, Trường đại học Xây dựng tại khóa tập huấn "Nâng cao hiệu quả công tác phân loại, thu hồi và tái chế CTR sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam" diễn ra tại TP. Huế, hiện các công nghệ này đều không phát huy được hiệu quả xử lý. Trong điều kiện này, việc phân loại, thu hồi và tái chế CTR sinh hoạt vẫn được cho là thượng sách.

Hiện nay, trên cả nước, số lượng bãi chôn lấp (BCL) có diện tích từ 20ha trở lên chiếm 5,7% tổng số BCL; BCL có diện tích trên 1ha đến dưới 20ha chiếm khoảng 59,3%; BCL có diện tích dưới 1ha chiếm 35%.

Theo định hướng chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh việc lấy phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp. Theo đó, tập trung vận chuyển hết rác thải ra khỏi khu vực đô thị; xử lý chất thải theo định hướng tận thu sản phẩm và năng lượng, giảm tới mức tối thiểu diện tích chôn lấp; chuyển đổi từ đổ thải sang xử lý có thu hồi sản phẩm. Ngoài ra, định hướng của chiến lược quản lý CTR tăng cường tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước đầu tư các nhà máy đốt rác thải sinh hoạt kết hợp thu hồi năng lượng với công công suất lớn; các nhà máy xử lý phân bùn kết hợp rác thải hữu cơ tạo khí sinh học (biogas) với công suất lớn.

Mặc dù rất khuyến khích, đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải và khuyến khích tổ chức, cá nhân tiêu dùng các loại sản phẩm tái chế từ chất thải, sản phẩm thân thiện với môi trường, nhưng trong thực tế, nhà nước vẫn chưa ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về cơ chế, chính sách ưu tiên. Cụ thể ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường.

Ngay cả các hoạt động phi chính thống trong quản lý CTR sinh hoạt đô thị gồm những người nhặt rác, bới rác, thu mua phế liệu, cơ sở thu mua phế liệu, cơ sở tái chế quy mô nhỏ... đang đóng góp đáng kể cho việc bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động thu gom, phân loại, buôn bán và tái chế, nhưng vẫn chưa có sự trợ giúp tích cực của nhà nước. Công việc thu gom, tái chế phế thải vẫn chưa được đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường thực hiện mà hoàn toàn do tư nhân làm tự phát, mang tính thủ công với các phương tiện, dụng cụ lao động thô sơ, không bảo đảm vệ sinh an toàn lao động, thậm chí có nơi còn ảnh hưởng đến mỹ quan.

Để nâng cao hiệu quả công tác phân loại, thu hồi và tái chế CTR, cùng với kêu gọi đầu tư công nghệ phù hợp điều kiện kinh tế, đặc thù loại rác, các cơ quan chức năng cần tham mưu để xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ và hình thành chuỗi hoạt động có hệ thống, bài bản.

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm rác thải nhựa bằng cách nào?

Giảm rác thải nhựa là chuyện không thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà cần một lộ trình và hướng đi đúng. Trong đó, trước tiên, cần xây dựng một thế hệ biết phân loại rác.

Giảm rác thải nhựa bằng cách nào
Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày 26/11, tại UBND xã Vinh Xuân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình điểm của Hội Nông dân, tham gia phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2024 tại hai xã Vinh Xuân và Phú Diên của huyện Phú Vang. Dự hội nghị có các ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); Nguyễn Chí Quang, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn
Rà soát và phân loại hộ nghèo

Để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu giảm số hộ nghèo trong năm 2024, từ ngày 15/9 đến ngày 10/11/2024, UBND phường Thuận An (TP. Huế) tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm xác định, lập danh sách về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều để có giải pháp giảm nghèo trong năm 2025.

Rà soát và phân loại hộ nghèo
Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu

Các đại dương trên thế giới, vốn được tôn sùng trong suốt chiều dài lịch sử vì sự rộng lớn và vẻ đẹp của chúng, hiện đang chịu sự tàn phá bởi rác thải tràn lan. Cuộc khủng hoảng này đặc biệt nghiêm trọng ở Nam bán cầu, nơi công tác quản lý vẫn chưa đầy đủ và các quy định lỏng lẻo làm trầm trọng thêm thiệt hại.

Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu
Chưa triển khai đồng bộ việc phân loại rác tại nguồn

Việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay còn một số tồn tại như chưa triển khai việc phân loại rác tại nguồn (PLRTN) đồng bộ ở các địa phương, chưa cung cấp đủ dịch vụ thu gom tại nhiều khu vực nông thôn, miền núi và thiếu thiết bị thu gom, phương tiện vận chuyển chuyên dụng đáp ứng yêu cầu.

Chưa triển khai đồng bộ việc phân loại rác tại nguồn

TIN MỚI

Return to top