ClockThứ Tư, 22/11/2017 06:50

Nguy cơ tiếp tục sạt lở đèo Hải Vân nếu mưa lớn kéo dài

TTH.VN - Do mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua, đất đá đã có hiện tượng "no nước", nếu mưa vẫn còn tiếp diễn, nguy cơ tiếp tục sạt lở ở đèo Hải Vân là rất lớn.

Gần 150 công nhân ngành đường sắt được huy động khắc phục sạt lở

Trong hai ngày liên tiếp (20-21/11), mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở nghiêm trọng ở đèo Hải Vân, hàng trăm khối đất đá đổ xuống tuyến đường sắt Bắc Nam làm giao thông tê liệt, kéo dài hàng chục tiếng đồng hồ.

Trưa ngày 20/11, một khối đá lớn khoảng 6m3, nặng khoảng 10 tấn từ trên cao lăn xuống chắn ngang đường ray, cách ga Lăng Cô khoảng 4km về phía Nam. Gần 50 công viên của ngành đường sắt được huy động tham gia khắc phục sự cố. Các phương tiện kỹ thuật không thể tham gia hỗ trợ, tất cả phải làm bằng tay nên phải đến 21h30 tối cùng ngày tảng đá lớn mới được giải phóng. Mất đúng 10 tiếng đồng hồ, tuyến đường sắt mới thông trở lại.

Qúa trình khắc phục gặp nhiều khó khă,công nhân phải làm bằng tay không có máy móc hỗ trợ

Cũng chỉ hơn 10 tiếng được thông tuyến, đến 7h50 sáng 21/11, tuyến đường sắt bị sạt lở lần hai. Lần này còn nghiêm trọng hơn ngày hôm trước, tổng cộng có 7 điểm sạt lở, cách ga Lăng Cô từ 3-7km về phía Nam; trong đó, có 4 điểm sạt lở lớn với hàng chục m3 đất, đá. Ước khoảng 350m3 đất, đá nằm chắn ngang tuyến đường sắt. Ngoài 20 công nhân được phân công sửa chữa tại đèo Hải Vân, trong sáng 21/11, 40 công nhân từ Quảng Nam được huy động ra tiếp ứng. Đến đầu giờ chiều, có thêm hàng chục công nhân được chi viện nhằm khắc phục sự cố. Tổng cộng gần 150 công nhân ngành đường sắt được huy động trong ngày 21/11, phấn đấu thông tuyến trước 17h cùng ngày.

Phương án tạm thời là sạt lở ngang đâu khắc phục ngang đó

Trong ngày 21/11, phương án chuyển tải khách được ngành đường sắt đưa ra nhanh chóng. Theo đó, khoảng 800 hành khách trong 6 chuyến tàu (3 chuyến đi hướng Bắc-Nam (SE21, SE9, SE1) và 3 chuyến hướng ngược lại (SE22, SE10 và SE2). Đa số hành khách đều cảm thấy mệt mỏi vì phải chờ đợi khá lâu.

Ông Lê Thanh Sơn, Ga trưởng ga Lăng Cô cho biết, khó khăn lớn nhất trong việc khắc phục các điếm sạt lở là các phương tiện kỹ thuật không thể tiếp cận được hiện trường, tất tất công nhân phải phải làm bằng tay. Riêng các tảng đá có khối lượng lớn phải tiến hành chẻ nhỏ bằng búa tạ mới có thể di chuyển ra khỏi đường ray. Thêm khó khăn nữa là trong lúc tiến hành khắc phục thì có mưa  lớn. Mỗi lần như thế, công nhân phải ngưng khắc phục và tìm nơi trú tránh vì đất đá có thể rơi xuống. Riêng tảng đá nặng 10 tấn trong ngày 20/11, một phần tảng đá quá lớn, cứng, phần mưa lớn liên tục nên việc khắc phục phải gián đoạn liên tục, do đó phải mất 10 tiếng đồng hồ mới có thể chẻ xong tảng đá.

Trong ngày 21/11,ngành đường sắt trung chuyển khoảng 800 hành khách bằng ô tô

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh, trong những ngày tới, tình hình mưa, lũ tiếp tục diễn biến phức tạp. Do đó, nguy cơ sạt lở tại đèo Hải Vân là rất cao.

Ông Lê Thanh Sơn nhận định, những ngày qua mưa ở trên đèo Hải Vân rất lớn, đất đá ở trên đèo đã có hiện tượng “no nước”, nếu mưa tiếp tục kéo dài trong những ngày đến thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nguy cơ sạt lở là rất cao. Hiện tại, nếu mưa kéo dài thì phương án duy nhất là sạt lở ngang đâu, huy động lực lựng khắc phục ngang đó. Phương án lâu dài thì phải đợi đến lúc trời nắng ráo.

Nếu sạt lở có xảy ra, hành khách sẽ được trung chuyển ngay, không còn cảnh chờ đợi

Ông Nguyễn Thanh Khánh, Giám đốc chi nhánh Vận tải đường sắt Thừa Thiên Huế cho biết, hoạt động của đường sắt Bắc - Nam vẫn diễn ra bình thường. Trong trường hợp đèo bị sạt lở, tàu không thể lưu thông sẽ triển khai ngay phương án trung chuyển khách bằng ô tô kịp thời.

Bài, ảnh: Đức Quang

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước

Ngày 16/12, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có thông báo gửi các sở, ngành, địa phương về việc điều tiết nước hồ Tả Trạch về hạ du sông Hương.

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

Dự án (DA) Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư. Theo phương án đề xuất trình Quốc hội, DA Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đi qua địa phận 20 tỉnh, thành, trong đó có Huế. DA được thiết kế có tốc độ 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa…

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

TIN MỚI

Return to top