ClockThứ Năm, 20/01/2022 14:13

Hành khách đi tàu về quê tăng dần những ngày gần Tết Nguyên đán

Lượng hành khách mua vé tàu về quê đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tăng dần trong tuần vừa qua và kỳ vọng sẽ tích cực trong những ngày cận Tết.

Nâng cao thị phần vận tải đường sắt để giảm áp lực giao thông đường bộĐường sắt bán vé các đoàn tàu địa phương Tết Nhâm Dần 2022Tàu tết vắng kháchVé tàu Tết bán nguyên khoang, nguyên toa, giảm đến 15% giá véCó tàu qua đường ngang…Bán vé tàu Tết Nhâm Dần từ ngày 15/11

Kiểm soát vé của hành khách trước khi lên tàu. Ảnh: Tiến Lực/TTXVN

Bên cạnh đảm bảo phòng chống dịch, ngành đường sắt cũng xây dựng các kế hoạch, kịch bản để đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho người dân về quê đón Tết.

Tại ga Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh), hành khách đến ga lên tàu về các tỉnh miền Trung, miền Bắc đã khả quan hơn những ngày trước. Do vé tàu Tết vẫn còn nhiều, nên một số hành khách đã đến mua vé trực tiếp tại ga và lên tàu về quê ngay trong ngày. Anh Lê Văn Chiến (quê Thanh Hóa) cho biết: “Hiện, tình hình ở quê đã giảm bớt cách ly nên mình về thăm ông bà, cha mẹ để gia đình sum họp ngày Tết. Trước đây, do phải cách ly lâu ngày khi về quê thì tôi cân nhắc khả năng không về, nhưng giờ tình hình cũng ổn rồi nên tranh thủ mua vé về thăm quê, dù sao cũng đã làm việc cả năm trời rồi”.

Trong khi đó, cầm trên tay thẻ lên tàu vừa in tại ga, chị Bùi Thị Oanh (huyện Yên Thành, Nghệ An) chia sẻ, địa phương khuyến khích cách ly 7 ngày tại nhà nên tranh thủ về quê sớm. Do bố mẹ, ông bà đều lớn tuổi, nên mình về sớm để chủ động cách ly, theo dõi sức khỏe nhằm đảm bảo an toàn cho người thân. Năm nay, giá vé cũng cơ bản như các năm trước và mua vé cũng dễ dàng, thuận lợi.

Những năm trước (trừ Tết 2021), cao điểm dịp Tết, ngành đường sắt thường tổ chức chạy từ 21 đôi tàu trở lên, nhưng cao điểm năm nay dự kiến sẽ chạy 11 đôi tàu trên tuyến đường sắt. Ngành cũng luôn theo dõi tình hình biến động hành khách để điều chỉnh số lượng các đôi tàu cho phù hợp, để mọi người dân có nhu cầu đều mua được vé về quê đón Tết.

Ông Nguyễn Ánh Luyện, Phó Giám đốc Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn) cho biết, ngành đường sắt tổ chức bán vé Tết từ 15/11/2021, tuy nhiên, lượng khách mua vé không cao, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Những ngày gần đây, khi TP Hồ Chí Minh trở thành vùng xanh, nhiều tỉnh thành phố khác cũng đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, nên người dân quyết định mua vé về quê ăn Tết. 

Theo ông Nguyễn Ánh Luyện, khoảng một tuần nay, khách đến ga mua vé cũng như qua các phương thức bán vé khác (online, ví điện tử) tăng lên tốt hơn nhiều so với lúc đầu mở bán vé. Do ảnh hưởng dịch bệnh, những người dân sắp xếp được thời gian và công việc đều tranh thủ về quê sớm, không chờ những ngày sát Tết. Do vậy, lượng khách mua vé về quê bằng tàu hỏa không theo quy luật những năm trước, trong đó giai đoạn trước cao điểm Tết năm nay tăng cao.

Trong giai đoạn đầu mở bán vé, ngành đường sắt chỉ mở bán cho 4 đôi tàu khách Bắc - Nam (SE1/2, SE3/4, SE5/6, SE7/8) và đôi tàu khu đoạn Sài Gòn - Đà Nẵng (SE21/22). Hiện nay, theo kế hoạch chạy tàu, tuyến Sài Gòn - Hà Nội được ngành đường sắt triển khai các đôi tàu (tùy theo giai đoạn): gồm SE1/2, SE3/4, SE5/SE6, SE7/SE8, SE9/SE10, SE11/SE12, SE23/SE24. Cùng với đó, ngành đường sắt cũng chạy các tàu khu đoạn tuyến Sài Gòn đi Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết và ngược lại.

Theo Tin tức TTXVN  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

Dự án (DA) Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư. Theo phương án đề xuất trình Quốc hội, DA Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đi qua địa phận 20 tỉnh, thành, trong đó có Huế. DA được thiết kế có tốc độ 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa…

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

TIN MỚI

Return to top