ClockThứ Năm, 06/01/2022 15:25

Nâng cao thị phần vận tải đường sắt để giảm áp lực giao thông đường bộ

Bộ GTVT cần có giải pháp tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không để giảm áp lực vận tải cho đường bộ, qua đó giảm nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ vốn chiếm phần lớn số vụ TNGT trên cả nước.

Xử lý nghiêm vi phạm về nồng độ cồn, không đội mũ bảo hiểmĐường lớn đã kết nốiBộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng việc khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệBộ Giao thông vận tải chủ động quyết định mở đường bay thường lệ quốc tếGiảm nguồn phát thải để phát triển bền vữngAn toàn giao thông trong dịp lễ, tết

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu Bộ GTVT cần có giải pháp tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không để giảm áp lực vận tải cho đường bộ, qua đó giảm nguy cơ TNGT đường bộ. Ảnh: VGP/Hải Minh

Đây là một trong 8 giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự, ATGT năm 2021, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2022.

Cùng với đó, Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu Bộ GTVT tập trung chỉ đạo các đơn vị của Bộ, các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, đồng thời bảo đảm chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc-Nam; kịp thời rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT; xoá bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường sắt; ngăn ngừa, xử lý hoạt động lấn chiếm tuyến luồng hàng hải, đường thuỷ nội địa.

Trên cơ sở ý kiến phát biểu của các địa phương, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chỉ đạo tiếp tục nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phương tiện, linh kiện, vật liệu và hạ tầng để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và lưu hành đối với phương tiện thân thiện với môi trường.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh cần kiên trì xây dựng văn hoá giao thông an toàn, bởi theo thống kê gần 19% số vụ TNGT là do người điều khiển vi phạm làn đường, phần đường, trong khi gần 10% chuyển hướng không chú ý.

Để xây dựng được văn hóa giao thông, Phó Thủ tướng cho rằng, truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT gắn với việc thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 trong điều kiện đất nước trở lại trạng thái bình thường mới.

Phó Thủ tướng yêu cầu hệ thống truyền hình, báo chí ở tất cả 63 địa phương tăng cường thời lượng, đa dạng hóa nền tảng tuyên truyền về vấn đề giao thông.

Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT và phòng chống dịch bệnh trong giao thông vận tải; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng và đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu về trật tự, ATGT.

Đồng thời, nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả TNGT; tập huấn kỹ năng sơ cứu TNGT cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật và người tham gia giao thông.

Ngoài những giải pháp trên, Phó Thủ tướng yêu cầu cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trước hết là tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kết luận số 45 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư khóa XI. Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Ủy ban ATGT quốc gia và ban ATGT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, ATGT, trọng tâm là nghiên cứu xây dựng dự án Luật Giao thông đường bộ sửa đổi và Luật Bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và ý kiến của các đại biểu Quốc hội trình Chính phủ báo cáo Quốc hội thông qua.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc được tổ chức ngay sau Hội nghị giữa Chính phủ và các địa phương và trước thềm Tết Nguyên đán Nhâm Dần cho thấy, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc bảo đảm trật tự, ATGT khi mục tiêu giảm tai nạn giao thông từ 5-10% cả về số vụ, số người chết và số người bị thương trong năm 2022 được dự báo sẽ có nhiều khó khăn hơn so với năm 2020 và 2021 do đất nước chuyển sang trạng thái bình thường mới, vừa thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực. Trong đó, nhiều hành vi vi phạm giao thông có mức xử phạt cao hơn nhiều lần so với trước đây.

Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168
Các dự án giao thông chạy “nước rút” thi công, giải ngân

Thời điểm cuối năm này, các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải đang tập trung cao độ, phối hợp với nhà thầu thi công tăng tốc tiến độ thi công các hạng mục, dự án nhằm chạy “nước rút” về khối lượng giải ngân vốn đầu tư công.

Các dự án giao thông chạy “nước rút” thi công, giải ngân

TIN MỚI

Return to top