ClockChủ Nhật, 21/11/2021 06:09

Có tàu qua đường ngang…

TTH - Tôi đã mường tượng đúng câu nói đó, trong một nhịp điệu cũng chậm và ngang mỗi lần dừng xe nơi dốc Bến Ngự. Tai có thể không nghe thấy khi ở giữa đám đông, cách chắn tàu cả một quãng, nhưng 15 năm “định cư” ở Nam Giao, lời nhắc ấy có lẽ đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi lần đi/về.

Bán vé tàu Tết Nhâm Dần từ ngày 15/11

Tôi đã nghĩ đến điều đó, thốt nhiên khi đọc về trạng thái của người dân Hà Nội trong những ngày đầu tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông được đưa vào khai thác. Không có thể nhận xét một điều gì, khi mà mình chưa hề trải nghiệm. Nhưng chia sẻ của một bạn trẻ làm tôi dừng lại khi cho hay, nhìn xuống tuyến đường (bộ) mà mình vẫn thường đi lại mỗi ngày với đủ loại phương tiện dọc ngang, bạn cảm thấy sợ.

Huế đương nhiên là khác Hà Nội, các loại phương tiện đương nhiên là cũng không có lúc hỗn loạn trong những giờ cao điểm như Hà Nội… Nhưng Huế hôm nay cũng đã khác với 15, 10 hay 5 năm trở về trước, khi lượng xe máy và nhất là ô tô đã nhiều hơn, dày hơn. Thời gian chờ tàu qua đường ngang vì vậy mà cũng lâu hơn so với bình thường. Có lẽ điều ấy sẽ chẳng là vấn đề nếu người dân ý thức dừng xe đúng làn và đúng tuyến. Cho dù làn và tuyến ấy được phân định bằng rào sắt (như ở nút Điện Biên Phủ) hay chỉ bằng những chấm màu vàng vuông và sự phân định trong ý thức ở nút Phan Bội Châu và nhiều điểm khác. Lắm khi cũng thấy ngần ngại khi tấp xe để dành chỗ cho người đi bộ vì lề đường quá nhỏ…

Tôi chưa rõ con số cụ thể về chiều dài qua thành phố trong tổng số hơn 100 km  tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh. Cũng không nhớ hết bao nhiêu lần đã ngồi cùng bạn bè, đồng nghiệp… đàm đạo, ước ao về việc một lúc nào đó, hệ thống đường sắt ngang qua thành phố sẽ được chỉnh trang, cải tổ và thay đổi. Thay đổi cả về mục đích chạy tàu, để phục vụ du lịch chẳng hạn.

Thực ra, những điều này đã phần nào đó được thể hiện trong một bản phê duyệt của UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vào tháng 6/2015. Trong đó, không chỉ có việc ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt bắc - nam hiện có mà còn đặt ra phương án nghiên cứu, xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435mm, điện khí hóa trên trục bắc - nam qua địa bàn tỉnh theo quy hoạch đường sắt đã được phê duyệt. Trong một nghiên cứu tiền khả thi dự án khác của Ban Quản lý dự án Đường sắt và Liên danh tư vấn TEDI-TRICC-TEDIS về đường sắt tốc độ cao qua Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, tuyến đường sắt tốc độ cao qua địa bàn Thừa Thiên Huế sẽ chạy về phía nam theo hướng song song đường sắt hiện tại, vượt sông Hương và đến ga Huế mới, cách ga hiện tại vào khoảng 2km, dự kiến sẽ được đặt ở một điểm tại phường Thủy Xuân.

Các quy hoạch có thể được thay đổi và bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế, nhưng có lẽ, đây cũng là điều đã được phát huy từ kế hoạch dự kiến là các đoàn tàu không có tuyến Huế sẽ không cần đi qua thành phố, được đặt ra trong Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh đến năm 2020 của nhiều năm trước đó. Mấu chốt được đặt ra ở giải pháp này là để các tuyến đường sắt được đi gần các khu di tích lịch sử, văn hóa và không được phá vỡ cảnh quan đôi bờ sông Hương, bằng cách dịch về phía tây thành phố.

Khi trở lại những điều này, tôi đã hy vọng hoài về lời nhắc chậm, đều mà mình nghe mỗi lần gặp tàu qua đường ngang rồi sẽ trở thành một dư vị nhấn nhá trong nhịp sống du lịch. Cũng hy vọng những quy hoạch đã được thông qua sẽ “không có tàu qua đường ngang”...

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

TIN MỚI

Return to top