ClockThứ Ba, 08/04/2025 10:23

Đê chắn sóng cảng chân Mây: Giảm thiểu rủi ro, tăng năng lực vận tải

TTH - Đê chắn sóng không chỉ là một công trình kỹ thuật bảo vệ bờ biển mà còn là nền tảng trong vận tải đường biển. Việc đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống đê chắn sóng tại cảng Chân Mây sẽ góp phần giúp phát triển ngành hàng hải, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế biển.

Đẩy nhanh tiến độ Dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2Từ đê chắn sóng Chân Mây, nghĩ về một tầm mởĐầu tư kè biển ứng phó thiên tai

Đê chắn sóng góp phần quan trọng giảm thiểu tác động của sóng và dòng chảy lên cầu cảng 

Những ngày này, công trình đê chắn sóng Chân Mây giai đoạn 2 đang được đẩy nhanh tiến độ. Các đơn vị thi công hối hả triển khai các hạng mục cuối cùng để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão.

Được khởi công từ tháng 10/2022, đây được xem là công trình trọng điểm của thành phố. Đến nay, các đơn vị liên quan đã hoàn thành thi công hạng mục bến tạm; hoàn thành thi công nạo vét, thay nền móng đê; hoàn thành thi công nạo vét hạng mục luồng, dịch chuyển phao báo hiệu đạt khoảng 95% khối lượng.

Theo ông Phan Việt Hùng, đại diện đơn vị thi công, đơn vị đang hoàn thiện công tác lắp đặt khối phủ RAKUNA, thi công bê tông tường đỉnh đạt cao độ +4.0m, quan trắc lún. Sau đó, đổ bê tông bù lún và hoàn thiện các hạng mục tiếp theo để đưa công trình vào sử dụng...

Thời gian qua, thành phố Huế đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 1 với chiều dài 450m. Hiệu quả của dự án này thấy rõ khi thời gian khai thác tại bến số 1, 2, 3 đạt trên 97,5% tổng thời gian khai thác trong năm. Vấn đề an toàn trong khai thác cảng cũng được đảm bảo…

Riêng dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2 kéo dài thêm 300m với tổng mức đầu từ hơn 750 tỷ đồng. Theo đó, tổng chiều dài 2 giai đoạn là 750m. Sau khi hoàn thành sẽ đảm bảo khai thác hiệu quả thêm các bến số 4, 5, 6 sắp được đầu tư và đảm bảo nâng cao năng lực khai thác hàng container qua cảng Chân Mây.

Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô là một trong 6 khu kinh tế trọng điểm của cả nước. Trong đó, cảng Chân Mây là một trong những cảng quan trọng của miền Trung, đóng vai trò kết nối vận tải hàng hải giữa khu vực và quốc tế.

Thực tế cho thấy, cảng Chân Mây nói riêng và các cảng biển nói chung thường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sóng lớn, bão và dòng hải lưu mạnh. Dự án đê chắn sóng sẽ góp phần quan trọng giảm thiểu tác động của sóng và dòng chảy lên cầu cảng; bảo vệ cơ sở hạ tầng như cầu tàu, bến bãi và kho bãi tránh bị xói lở; đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khi ra vào cảng.

Ông Đặng Phúc Hiền, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu vực kinh tế công nghiệp thành phố cho hay, sau khi hoàn thành công trình đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2 thì toàn bộ tuyến đê phía bắc sẽ được hoàn thiện, góp phần làm giảm ảnh hưởng trực tiếp của sóng biển từ phía ngoài khơi vào. Từ đó, từ bến số 1 đến bến 6 hầu như ít bị tác động bởi thời tiết. Dự án hoàn thành đi vào hoạt động còn góp phần đảm bảo an toàn cho các cảng biển đang hoạt động, tăng năng lực khai thác hàng hóa và thu hút đầu tư vào Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.

Theo ông Lê Văn Tuệ, Trưởng ban Quản lý các Khu Kinh tế, công nghiệp thành phố, được sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương và thành phố, đến nay hạ tầng kỹ thuật tại các khu kinh tế, công nghiệp cơ bản được đầu tư đồng bộ, từ hệ thống giao thông cảng biển, cấp điện, cấp nước, đến thông tin liên lạc. Đặc biệt, việc hoàn thành các dự án đê chắn sóng sẽ đáp ứng cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và tạo nền tảng phát triển cảng Chân Mây, cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Bài, ảnh: Lê Thọ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đánh giá năng lực của học sinh qua khảo sát PISA

Sáng 18/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức khảo sát chính thức PISA 2025 tại Trường THPT An Lương Đông. Đây là một trong hai trường học được Bộ GD&ĐT lựa chọn khảo sát ngẫu nhiên, cùng với Trường THPT Phú Bài.

Đánh giá năng lực của học sinh qua khảo sát PISA
Tăng năng lực phát triển cho cụm công nghiệp

Trong tiến trình phát triển ngành công nghiệp, việc hình thành các cụm công nghiệp (CCN) là nền tảng để xây dựng năng lực cạnh tranh dài hạn. Song, thực tế cho thấy, các CCN trên địa bàn thành phố dường như mới chỉ tạo được không gian chứ chưa tạo ra được năng lực phát triển mới.

Tăng năng lực phát triển cho cụm công nghiệp
Thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực chia sẻ bí quyết học tốt

LTS: Hướng tới kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng năm học 2025 - 2026, Báo Huế ngày nay mở chuyên mục "Tư vấn tuyển sinh" vào ngày thứ 6 hàng tuần. Đây là diễn đàn thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về công tác chuẩn bị cho kỳ thi và lựa chọn ngành học, nghề nghiệp cho tương lai dành cho các bạn học sinh phổ thông trung học.

Thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực chia sẻ bí quyết học tốt
Nâng cao năng lực dạy đọc, hiểu cho học sinh tiểu học vùng đồng bào thiểu số

Trong 2 ngày 27-28/3, tại TP. Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Tham gia hội nghị gồm các cán bộ quản lý, giáo viên đến từ 45 tỉnh, thành có học sinh vùng dân tộc thiểu số.

Nâng cao năng lực dạy đọc, hiểu cho học sinh tiểu học vùng đồng bào thiểu số

TIN MỚI

Return to top