ClockThứ Ba, 05/05/2015 06:15

Chật chội đường Ngô Quyền

TTH - Đường Ngô Quyền là một con đường nhỏ, chạy song song với đường Lê Lợi dọc phía sau các trường Quốc Học, Hai Bà Trưng và Bệnh viện Trung ương Huế (BVTW)… Con đường vốn nên thơ bởi sự yên tĩnh và rợp bóng cây xanh.

Đường Ngô Quyền đang ngày càng trở nên chật chội

Vài năm gần đây, một phần do dân số tăng, phần khác do BVTW có thêm công trình, mở thêm cổng ra phía đường Ngô Quyền (như các cổng số 4, 6, 7, 8…) , khu tập thể ngành y sau khi được hóa giá đã được các hộ đầu tư xây dựng, bung ra cho thuê làm dịch vụ các loại; thêm nữa, nhà giữ xe của bệnh viện vốn trước đây ở đường Nguyễn Huy Tự, từ ngày triển khai xây bệnh viện Quốc tế, nhà xe này bị xóa sổ, một phần chuyển đến hoạt động trong khuôn viên Khoa Truyền nhiễm (cổng số 4)… Tất cả khiến cho đường Ngô Quyền trở nên quá tải, chật chội, mất mỹ quan đô thị và cả mất an toàn giao thông, nhất là vào giờ cao điểm.

Đó là lý do khiến tôi thường “kiêng”, ít đi vào lối Ngô Quyền cho dù đi theo đường khác có thể xa hơn đáng kể. Vậy nhưng, dù có kiêng đi nữa thì vẫn có lúc phải đi bởi địa chỉ mà mình muốn đến nằm trên tuyến đường này. Và y rằng mười lần như chục, bao giờ tôi cũng gặp cảnh nghẽn đường ở một số đoạn trên tuyến đường này. Mới hôm qua thôi, vừa quẹo xe vào là đụng ngay cảnh tắc nghẽn ở ngay đầu đường do tình trạng phụ huynh đậu đỗ xe lung tung để đón con ở Trường tiểu học Vinh Ninh. Thoát khỏi đoạn này, cùng hướng với tôi từ phía Quốc Học về bệnh viện là chiếc Toyota 4 chỗ, đến cổng Khoa Truyền nhiễm (nay có gắn bảng cổng số 5 của BVTW) gặp chiếc taxi 7 chỗ ngược chiều, thêm chiếc xe điện chở bệnh nhân và người nhà tiến vào Khoa Truyền nhiễm, lại còn một đoàn xe máy chiếc vào chiếc ra cổng điểm giữ xe cũng tại khoa này. Tất cả dồn ứ lại, phải nhích từng mét một. Tới một đoạn nữa chỗ cổng số 4 mé trước Trung tâm Nhi khoa thì nào xe ôm, nào người mua thuốc, mua cơm, lại còn thêm hai chiếc taxi đón, trả khách choán ở hai bên… Rất nản cho người tham gia giao thông!

Có lẽ đã đến lúc cần để mắt “sắp đặt” lại cho tuyến đường này. Buôn bán như thế nào, giữ xe như thế nào; ô tô có được vào ra hay không, vào ra vào giờ nào, dành cho loại mấy chỗ; xe điện chuyên dụng vận chuyển bệnh nhân luồng tuyến ra sao để nhanh chóng, an toàn cho người bệnh? V.v… Những điều đó, cơ quan quản lý đô thị, cơ quan quản lý giao thông và chính quyền sở tại cần ngồi lại để tìm giải pháp và triển khai sớm. Nếu không, càng lâu càng khó xử lý và sẽ sinh ra nhiều hệ lụy không vui cho bức tranh đô thị. Có lẽ nhiều người khác cũng như tôi, đang rất ngóng chờ động thái này.

Thượng Bích
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tàu, xe về quê ngày Tết

Ngày 25/1 (26 Tết) - ngày đầu tiên trong chuỗi ngày nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chính thức bắt đầu cũng là lúc tàu, xe tăng chuyến để phục vụ việc đi lại của người dân.

Tàu, xe về quê ngày Tết
Đảm bảo cấp nước an toàn, ổn định dịp Tết

Trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, Công ty CP Cấp nước Huế (HueWACO) đã lên kế hoạch, sẵn sàng các phương án cần thiết nhằm đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục, ổn định cho người dân trên địa bàn thành phố trước, trong và sau tết Nguyên đán.

Đảm bảo cấp nước an toàn, ổn định dịp Tết
Đảm bảo trật tự đô thị dịp giáp Tết

Xác định là quận trung tâm văn hóa du lịch, thương mại của thành phố Huế nên quận Thuận Hóa triển khai nhiều giải pháp, huy động nhân lực đảm bảo trật tự đô thị (TTĐT), trật tự công cộng (TTCC) trên địa bàn dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đảm bảo trật tự đô thị dịp giáp Tết
Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

Năm 2025, Nhà máy xi măng Đồng Lâm phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 1,5 triệu tấn clinker và hơn 1,4 triệu tấn xi măng. Để đạt kết quả này, Công ty CP xi măng Đồng Lâm triển khai nhiều giải pháp về nguồn cung nguyên liệu, đổi mới công nghệ và bước đầu đã đem lại kết quả tích cực.

Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

TIN MỚI

Return to top