ClockThứ Ba, 23/11/2021 06:15

Tiết kiệm online, lợi đủ đường

TTH - Cuối năm là thời điểm vàng để các tổ chức tín dụng (TCTD) tăng cường huy động vốn. Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát như hiện nay, huy động vốn qua kênh online được các nhà băng khuyến khích...

Đầu năm gửi tiết kiệm online tăng mạnh

Gửi tiết kiệm online lãi suất sẽ cao hơn khi gửi tại quầy

Tăng lãi suất tiền gửi

Dịch bệnh bùng phát, người dân hạn chế đầu tư vào các kênh mạo hiểm như chứng khoán, bất động sản, vàng… Thay vào đó, gửi tiết kiệm tại ngân hàng được xem là một trong những lựa chọn.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh, đến hết tháng 10/2021, tổng vốn huy động của các TCTD đạt 54.700 tỷ đồng, tăng 2,65% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi thanh toán tăng 7,67%, chiếm tỷ trọng 28,1%; tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng 0,06% so với đầu tháng, tăng 0,02% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 70,4% tổng vốn huy động. Vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng 87,1%, tăng 2,5%; vốn huy động trung, dài hạn chiếm tỷ trong 12,9%, tăng 0,8% so với đầu năm.

Theo thông lệ, cuối năm là thời điểm nhu cầu vốn của khách hàng gia tăng nhiều nhất trong năm để chuẩn bị cho dịp tết. Đáp ứng nhu cầu này, các ngân hàng thương mại (NHTM) tăng tốc huy động vốn nhằm tiếp thêm nguồn lực cho doanh nghiệp (DN) tăng khả năng sản xuất, kinh doanh (SXKD), đáp ứng yêu cầu bình ổn thị trường hàng hóa. Đây cũng là thời điểm vàng để thị trường nói chung và các ngân hàng nói riêng nhanh chóng cán đích tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của năm. Để hút dòng vốn, một trong những giải pháp được nhiều ngân hàng triển khai chính là điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Theo khảo sát, lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân được nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng từ 0,1-0,3% ở một số kỳ hạn dưới 3 tháng và từ 12 tháng trở lên so với kỳ điều chỉnh trước. Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân phổ biến ở mức 2,4-3,8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng; từ 4-6,1%/năm với kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng; và 4,8-6,5%/năm với kỳ hạn 12-13 tháng.

Sacombank điều chỉnh tăng ở hầu hết các kỳ hạn với mức lãi cao nhất hiện ở mức 6,6%/năm và vẫn dành cho khách hàng gửi tiền trực tuyến tại kỳ hạn 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ. Với hình thức gửi tại quầy, kỳ hạn 36 tháng, Sacombank niêm yết lãi suất ở mức 6,1%/năm, tăng 0,4 điểm phần trăm so với niêm yết đầu tháng 10. Kỳ hạn 24 tháng, 18 tháng, lãi suất cũng tăng 0,4 điểm phần trăm lên 6%/năm và 5,9%/năm.

Tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tiền gửi tại quầy của Sacombank là 5,5%/năm, tăng 0,2 điểm phần trăm so với trước. Với các kỳ hạn ngắn ngày từ 1 đến 6 tháng, lãi suất cũng điều chỉnh tăng 0,2%/năm

Các ngân hàng khác đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Trong đó, SHB tăng đến 0,4 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi 24 tháng từ ngày 11/10/2021, lên mức 6,1%/năm; Eximbank cũng tăng 0,1 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống và tăng 0,1-0,2 điểm phần trăm cho lãi suất kỳ hạn từ 6-9 tháng...

Khuyến khích gửi tiết kiệm online

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các ngân hàng đẩy mạnh các kênh thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, kênh tiết kiệm online được cả khách hàng lẫn nhà băng ưa thích bởi tiêu chí không tiếp xúc, lại khá an toàn, dễ quản lý.

Dịch bệnh, lại có 2 đứa con nhỏ ở tuổi chưa thể đến trường nên gần 2 năm nay, chị Tôn Nữ Khánh Vân (TP. Huế) phải tăng cường làm việc ở nhà. Mọi giao dịch tài chính cá nhân được chị chuyển sang hình thức trực tuyến, thói quen gửi tiết kiệm cũng thay đổi từ trực tiếp tại quầy sang hình thức online.

Theo chị Vân, chỉ cần ở nhà, chưa đầy 2 phút, tôi đã mở xong tài khoản tiết kiệm. Nếu so với việc phải ra đường cầm theo chứng minh nhân dân, giấy tờ rồi vào ngân hàng chờ đợi làm sổ tiết tiệm thì giờ tôi chỉ cần thực hiện vài thao tác là có thể mở tài khoản. Khi có khó khăn về tài chính cũng không cần đến ngân hàng rút tiết kiệm mà có thể tất toán ngay trên điện thoại.

Ngoài tiện ích này, điều khiến nhiều khách hàng “hứng thú” với gửi tiết kiệm online chính là hầu hết các ngân hàng đều đang áp dụng mức lãi cho gửi tiết kiệm online cao hơn từ 0,2-1% so với gửi tại quầy.

Tại SHB, người gửi tiền online nhận được lãi suất cao hơn từ 0,7-1,15% so với gửi tiết kiệm thông thường tại quầy. Gửi online kỳ hạn 6 tháng có lãi suất 5,6%/năm, trong khi gửi tiết kiệm thông thường chỉ nhận được lãi suất 4,5%/năm. BIDV triển khai chương trình cộng thêm 0,2%/năm lãi suất cho các khách hàng gửi tiết kiệm online trên ứng dụng SmartBanking kỳ hạn 3-11 tháng.

Đại diện NHNN chi nhánh tỉnh thông tin, đến nay, 100% NHTM trên địa bàn đã thực hiện đa kênh cung cấp các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, 100% triển khai giải pháp định danh điện tử EKYC. Vì thế, việc thực hiện các giao dịch không dùng tiền mặt hay gửi tiết kiệm online đều rất thuận lợi. Điều này sẽ là đảm bảo hạn chế giao dịch trực tiếp, góp phần đẩy lùi dịch bệnh.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để giao dịch ngân hàng thông suốt dịp Tết

Gần tết Nguyên đán là thời điểm hoạt động giao dịch lẫn thanh toán của người dân tăng cao. Vì thế, các ngân hàng đều xây dựng phương án để vừa đảm bảo an toàn trong giao dịch, vừa để các hoạt động thanh toán được thông suốt.

Để giao dịch ngân hàng thông suốt dịp Tết
Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Chiều 17/1, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Huế tổ chức phiên họp để tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự phiên họp có UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Trưởng Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH Nguyễn Thanh Bình.

Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách
Phấn đấu tăng trưởng tín dụng 14%

Chiều 14/1, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Huế (NHNN thành phố) tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng trên địa bàn năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Nguyễn Quang Tuấn - UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch thường trực HĐND thành phố; Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố.

Phấn đấu tăng trưởng tín dụng 14
Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất

Cuối năm âm lịch, nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Vì thế, để đáp ứng nguồn vốn cho thị trường, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

TIN MỚI

Return to top