ClockThứ Hai, 06/05/2024 13:02

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số

TTH - Với mục tiêu đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong hành trình thoát nghèo bền vững, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến người dân để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao Chiến thắng Điện Biên Phủ với các dân tộc thuộc địaThoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

 Nhờ nguồn vốn ưu đãi, nhiều hộ đồng bào DTTS huyện A Lưới đã vươn lên làm giàu. Ảnh: Ch.X

Ghé thăm gia đình anh Trần Văn Nghiệp, trú tại thôn Đút 1, xã Hồng Kim, huyện A Lưới, anh Nghiệp cho biết, năm 2021 được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành cho các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn về đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Với số tiền vay là 50 triệu đồng, anh Nghiệp đã mạnh dạn đầu tư trồng 3ha rừng kết hợp với nuôi 5 con bò. Đến nay, 3ha rừng đang phát triển tốt, đàn bò của gia đình anh đã được 10 con cả bò mẹ và bò con.

Không riêng anh Nghiệp, nhờ nguồn vốn ưu đãi, cùng với sự đầu tư đúng hướng vào các mô hình kinh tế và hoạt động sản xuất, kinh doanh đã giúp hàng nghìn hộ dân các xã vùng khó khăn ở huyện A Lưới có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu chính đáng và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động nông thôn.

Theo ông Hồ Thanh Dũng, Chủ tịch UBND xã, Hồng Kim là một trong những xã có tỷ lệ hộ đồng bào DTTS cao chiếm đến 96,36%, chủ yếu là đồng bào Pa Cô. Tại đây, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang khẳng định được vai trò, vị thế của mình thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi để giải ngân cho bà con vay vốn đầu tư tăng thu nhập, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho nhiều hộ DTTS có nguồn lực để thực hiện các mô hình phát triển kinh tế gia đình.

Thông qua các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH hàng năm, đã có trên 146 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, trong đó, trên 134 hộ đồng bào DTTS được vay vốn (chiếm 91,8% số lượt hộ vay) để sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống, thoát nghèo bền vững. Đến nay dư nợ đạt 24.358 triệu đồng, không có nợ quá hạn.

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, vốn cho vay hộ đồng bào DTTS những năm qua chủ yếu được đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi trâu, bò, lợn, trồng chuối... đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn cho hàng ngàn lượt hộ, giúp cho hộ nghèo, đặc biệt là hộ dân tại các xã vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hộ đồng bào DTTS quen dần với cơ chế thị trường. Hộ đồng bào DTTS ở vùng khó khăn đã mạnh dạn vay vốn để sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng.

Hiện nay, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã đến 100% số xã, thị trấn trên địa bàn huyện, trong đó tập trung ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Hầu hết số hộ đồng bào DTTS được thụ hưởng chính sách xã hội, đặc biệt có hộ vay vốn từ 2 đến 3 chương trình tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thoát nghèo bền vững.

Trong giai đoạn 2021 - 2030, Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm tới các chủ trương, chính sách tập trung phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có chính sách tín dụng ưu đãi. Trong giai đoạn mới, chính sách tín dụng xã hội đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi cần tiếp tục đổi mới và mở rộng theo hướng tăng định mức, mở rộng đối tượng cho vay liên quan đến các dự án sản xuất - kinh doanh, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS.

Diệp Chi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ân Ninh Pa Nua của đồng bào Cơ Tu

Trong không khí rộn ràng của ngày hội “Sắc xuân vùng cao” A Lưới, giữa những điệu múa “tung tung da dá” và tiếng cồng chiêng vang vọng, tôi may mắn được chứng kiến một nghi lễ đặc biệt của đồng bào Cơ Tu - lễ hội Ân Ninh Pa Nua. Đây là một trong những nghi lễ truyền thống lâu đời, thể hiện tình cảm thiêng liêng của nhà gái đối với nhà trai sau nhiều năm kết tình thông gia.

Ân Ninh Pa Nua của đồng bào Cơ Tu
“Tìm đường” đến danh hiệu di sản

Trong bức tranh toàn cảnh về người Cơ Tu, lễ hội mừng lúa mới giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng, làm nổi bật các đặc trưng văn hóa tộc người, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan cũng như các hệ tri thức bản địa. Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra trong quá trình xây dựng hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Cơ Tu ở vùng Nam Đông, huyện Phú Lộc, TP. Huế”.

“Tìm đường” đến danh hiệu di sản
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca ấy bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về đền Hùng (Phú Thọ), một lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên.

Linh thiêng hai tiếng đồng bào
Những thanh âm giữa đại ngàn Trường Sơn
Thanh âm giữa đại ngàn Trường Sơn - Kỳ 1: Thanh âm kể chuyện núi rừng

Những bản hòa tấu, những điệu múa mềm mại hay những nhạc cụ thô mộc nhưng tràn đầy sức sống..., tất cả cùng nhau kể lại câu chuyện về cội nguồn, về bản sắc văn hóa và niềm tự hào dân tộc của những con người gắn bó trọn đời với núi rừng Trường Sơn.

Thanh âm giữa đại ngàn Trường Sơn - Kỳ 1 Thanh âm kể chuyện núi rừng

TIN MỚI

Return to top