ClockThứ Ba, 13/12/2022 17:40

Thừa Thiên Huế và ADB thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực

TTH.VN - Chiều 13/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh có buổi làm việc với Đoàn công tác tham vấn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) do ông Srinivas Sampath – Giám đốc, Ban nước và phát triển đô thị, Vụ Đông Nam Á, ADB làm trưởng đoàn nhằm thảo luận, xây dựng lộ trình và kế hoạch làm việc chung để hiện thực hóa các hợp tác đã ký kết.

Cơ hội để xây dựng các hệ thống tài chính kiên cường ở châu Á - Thái Bình DươngCAREC thống nhất sáng kiến mới về hợp tác phục hồi xanhADB: Cơ chế Chuyển đổi Năng lượng đánh dấu những cột mốc quan trọngADB phê duyệt chương trình tăng tốc các dự án khí hậu Đông Nam ÁADB: Hội nghị khí hậu COP27 có vai trò đặc biệt quan trọng với châu Á-Thái Bình Dương

Quang cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, 2 bên đã thảo luận các nội dung chính về đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ bờ biển; giao thông xanh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh và ông Srinivas Sampath khẳng định, hai bên đều mong muốn triển khai bản ghi nhớ đã được ký kết vào ngày 17/8/2022 nhằm hỗ trợ UBND tỉnh đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2025, thích nghi với thay đổi được thúc đẩy bởi cuộc cách mạng công nghệ 4.0, giải quyết các thách thức của nền kinh tế bằng công nghệ số…

ADB đánh giá cao việc thực hiện dự án đã triển khai tại Thừa Thiên Huế. Việc triển khai dự án đảm bảo tính bền vững, phát triển gộp và yếu tố môi trường xanh, hài hòa với tự nhiên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cho rằng, công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt là việc quy hoạch đô thị, phát triển hạ tầng đô thị trong những năm qua luôn có sự hỗ trợ, giúp đỡ của ADB.

Từ năm 1996 đến nay, đã có tổng cộng 22 dự án tài trợ được phê duyệt cho tỉnh. Hiện nay, đang có 3 dự án đang triển khai với tổng vốn vay ưu đãi từ ADB là 1.821,623 tỷ đồng, tập trung ở các lĩnh vực bảo vệ môi trường, du lịch và công nghệ thông tin.

Đối với nội dung phát triển đô thị, ADB đã tài trợ Chương trình phát triển đô thị xanh để tập trung phát triển khu vực đô thị của tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn thông qua buổi làm việc này, 2 bên sẽ có lộ trình và kế hoạch triển khai cụ thể các hợp tác trong thời gian tới và phía ADB tiếp tục hỗ trợ cho tỉnh trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, đầu tư hệ thống kè thích ứng với biến đổi khí hậu, giao thông, chiếu sáng, cảnh quan, thoát nước và xử lý nước thải…

Tin, ảnh: THỌ MINH

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị hướng biển

Không chỉ tự hào vốn quý từ đô thị di sản, Huế còn có “kho báu” không gian ven biển trải dài 120km để đột phá trở thành trụ cột mới trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở khu vực miền Trung.

Đô thị hướng biển
Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top