Thế giới

ADB phê duyệt chương trình tăng tốc các dự án khí hậu Đông Nam Á

ClockThứ Sáu, 11/11/2022 07:19
TTH.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa phê duyệt một chương trình hỗ trợ kỹ thuật trị giá 15 triệu USD, được hỗ trợ bởi các nguồn vốn của ngân hàng này và Quỹ Khí hậu Xanh (GCF), nhằm phát triển các dự án thúc đẩy thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu ở khu vực Đông Nam Á.

UAE và Ai Cập hợp tác xây dựng một trong những trang trại điện gió lớn nhất thế giớiLHQ công bố kế hoạch trị giá 3,1 tỷ USD cho hệ thống cảnh báo sớm thảm họaHội nghị COP27: Mở rộng hỗ trợ dành cho các quốc gia theo đuổi chuyển đổi bền vững

Các tấm pin năng lượng mặt trời tại một nhà máy điện mặt trời ở tỉnh Quảng Trị. Ảnh minh họa: TTXVN

Đáng chú ý, chương trình mới này đã được công bố tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27), sự kiện đang diễn ra tại thành phố Sharm El Sheikh của Ai Cập, từ ngày 6-18/11.

Theo đó, chương trình sẽ hỗ trợ các quốc gia huy động tài chính dành cho các Khoản đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) bằng cách cải thiện việc lập kế hoạch đầu tư, xác định và phát triển các dự án, cũng như nâng cao năng lực của quốc gia, từ đó giúp đẩy nhanh dòng chảy của các dự án xanh trong khu vực này.

Chương trình được liên kết với Quỹ tài chính xanh xúc tác ASEAN (ACGF), thuộc Quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN (AIF), các dự án được chương trình này xác định sẽ có thể được hưởng lợi từ những khoản tài trợ thêm bởi ACGF và các đối tác tài trợ của quỹ này.

Tổng Giám đốc ADB khu vực Đông Nam Á Ramesh Subramaniam cho rằng: “Chương trình đẩy nhanh quá trình chuyển đổi khí hậu thông qua Tài chính Xanh ở Đông Nam Á sẽ tạo ra các nguồn đầu tư vào khí hậu, đóng vai trò rất cần thiết trong khu vực này”.

Được biết, ông Ramesh Subramaniam cũng là người giới thiệu chương trình này tại một sự kiện bên lề, do Sáng kiến Tương lai Năng lượng Sạch hơn cho ASEAN (CEFIA) tổ chức.

Cũng theo Tổng Giám đốc ADB khu vực Đông Nam Á, chương trình sẽ áp dụng một phương pháp tiếp cận tổng thể, với quy mô lớn, các khuôn khổ lập kế hoạch, những ý tưởng dự án đổi mới sáng tạo và chia sẻ kiến ​​thức, nhằm hỗ trợ các Chính phủ trong khu vực thực hiện những cam kết đầy tham vọng về khí hậu.

Sáng kiến ​​này sẽ phát triển các khoản đầu tư vào năng lượng sạch, giao thông bền vững, quản lý chất thải, cũng như các giải pháp dựa vào thiên nhiên, có thể huy động được tài trợ khí hậu ở mức 750 triệu USD từ ADB và các đối tác.

Bên cạnh đó, ADB có kế hoạch mở rộng quy mô chương trình này bằng cách tăng cường tài trợ và kết hợp những bài học kinh nghiệm của các quốc gia Đông Nam Á trong việc chuyển đổi sang sự phát triển thích ứng với khí hậu.

Trong một động thái liên quan gần đây, ADB đã nâng tham vọng tài trợ khí hậu tích lũy trong giai đoạn 2019 - 2030 lên mức 100 tỷ USD, đồng thời cam kết đảm bảo ít nhất 75% các dự án của ngân hàng này sẽ giải quyết vấn đề giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu vào năm 2030.

Được biết, CEFIA là một sáng kiến ​​của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, hướng đến thúc đẩy sự hợp tác công và tư nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng và khử carbon ở các quốc gia thành viên ASEAN.

Lê Thảo (Lược dịch từ Adb.org)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Return to top