ClockThứ Bảy, 11/03/2017 07:05

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý sản phẩm rượu

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện 371/CĐ-TTg về việc khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rượu.

Nội dung công điện như sau:

Vừa qua, trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc do rượu, đặc biệt ngày 13 tháng 02 năm 2017 đã xảy ra vụ ngộ độc rượu nghiêm trọng trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, làm 69 người bị ngộ độc, trong đó có 9 người bị tử vong. Để bảo đảm an toàn tính mạng người tiêu dùng và tăng cường công tác quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu trong cả nước, tránh để xẩy ra những vụ việc đáng tiếc như trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu tích cực chỉ đạo công tác thăm hỏi, khắc phục hậu quả, hỗ trợ kịp thời để ổn định đời sống, sinh hoạt cho người dân; đồng thời làm rõ nguyên nhân, có biện pháp xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai và thực hiện nghiêm các quy định về kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và sản phẩm rượu nói riêng; có giải pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu.

3. Các Bộ: Y tế, Công Thương khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm rượu trên toàn quốc; hoàn thiện các văn bản quy định về quản lý đối với sản phẩm rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự chế biến, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo hướng:

- Thực hiện nghiêm các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu, theo quy định của pháp luật, kể cả đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, sử dụng nguyên liệu, chất men nấu rượu bằng phương pháp thủ công; nghiêm cấm tổ chức, cá nhân trưng bày, kinh doanh các sản phẩm rượu không nhãn mác, không dán tem, không có nguồn gốc, xuất xứ dưới mọi hình thức.

- Kiểm soát chặt chẽ tất cả các cơ sở kinh doanh rượu (bán buôn, bán lẻ, bán tại các cửa hàng ăn uống…).

- Nghiên cứu bổ sung chế tài, tăng mức phạt hành chính đối với các vi phạm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh rượu.

- Có giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu.

- Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý thị trường và chính quyền địa phương các cấp (đặc biệt là cấp quận, huyện, xã, phường) trong việc tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, hướng dẫn người tiêu dùng chỉ sử dụng những sản phẩm rượu có nguồn gốc, xuất xứ theo quy định; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn khoa học công nghệ với phát triển sản phẩm chủ lực địa phương

Ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) là con đường ngắn nhất để các doanh nghiệp, HTX, người nông dân trên địa bàn thành phố tận dụng các lợi thế để giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đây cũng là giải pháp then chốt để xây dựng, nâng tầm sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP ở Huế.

Gắn khoa học công nghệ với phát triển sản phẩm chủ lực địa phương
Thủ tướng: Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng phải ở tầm chiến lược

Sáng 13/3, kết luận Phiên họp thứ Tư của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban yêu cầu Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội phải có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn, vượt qua giới hạn của chính mình; liên thông với Báo cáo chính trị và các văn kiện khác; tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong các cuộc làm việc với các tiểu ban.

Thủ tướng Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng phải ở tầm chiến lược
Đã đến lúc tăng cường tài trợ cho phát triển bền vững toàn cầu

Các chuyên gia nhận định, chuỗi hội nghị của Liên hợp quốc về Tài trợ cho Phát triển là những cơ hội tuyệt vời để xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề tài chính toàn cầu. Trong đó, cuộc họp tiếp theo dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa năm 2025 tại Tây Ban Nha, sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến trình đã đạt được trước đó tại Monterrey (Mexico) vào năm 2002, Doha (Qatar) vào năm 2008 và Addis Ababa (Ethiopia) vào năm 2015.

Đã đến lúc tăng cường tài trợ cho phát triển bền vững toàn cầu

TIN MỚI

Return to top