ClockThứ Ba, 21/05/2024 08:35

Kỳ vọng Fed giảm lãi suất đẩy giá vàng châu Á lên mức cao kỷ lục mới

Trên các thị trường châu Á, giá vàng phá mốc kỷ lục mới, trong khi giá dầu nhích nhẹ và giá cổ phiếu đạt mức cao nhất trong hai năm.

Mối đe dọa sự thống trị của đồng USD Giá dầu, vàng và chứng khoán biến động mạnh sau tín hiệu từ Chủ tịch FedĐông Nam Á tiếp tục chịu sức nóng từ đợt tăng giá của đồng Dollar Mỹ

Khách hàng chọn mua trang sức tại tiệm vàng ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN 

Giá vàng chạm mức kỷ lục mới

Trên các thị trường châu Á, giá vàng vọt lên mức cao kỷ lục khi triển vọng cắt giảm lãi suất từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày càng rõ rệt và bất ổn chính trị khu vực Trung Đông có nguy cơ leo thang.

Trong phiên chiều ngày 20/5 (theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay đã tăng 1,4% lên 2.448,98 USD/ounce. Trước đó, đã có lúc giá vàng loại này chạm ngưỡng kỷ lục 2.449,89 USD/ounce và quay đầu giảm nhẹ. Trong khi, giá vàng Mỹ giao kỳ hạn tăng 1,5%, lên 2.453,20 USD/ounce.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, giá vàng tiếp tục xô đổ các kỷ lục là do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng rằng Fed có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 9/2024.

Chỉ số đồng USD vẫn ở mức thấp khiến kim loại vàng, được định giá bằng đồng bạc xanh, trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua nước ngoài.

Biên bản cuộc họp chính sách tháng Tư của Fed dự kiến sẽ được công bố ngày 22/4. Các nhà đầu tư đang chờ đợi những bình luận từ các nhà hoạch định chính sách của Fed tại phiên họp này để có cái nhìn rõ nét hơn về triển vọng lãi suất trong những tháng tới. 

Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,9% lên 32,05 USD/ounce. Kết thúc tuần trước, giá bạc đã chạm ngưỡng 32,285 USD/ounce, mức cao nhất trong hơn 11 năm là 32,285 USD/ounce.

Giá platinum tăng 0,2% lên 1.083,05 USD/ounce và giá palladium giảm 0,1% xuống 1.009,05 USD/ounce.

Tại thị trường trong nước, lúc 11 giờ sáng ngày 20/5, tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 88,90 - 90,90 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Dầu tăng giá do lo ngại bất ổn chính trị ở Trung Đông

Giá dầu Brent giao kỳ hạn tiếp tục tăng trong phiên chiều 20/5, khi tin tức Tổng thống Iran đã qua đời trong một vụ tai nạn trực thăng và Thái tử Saudi Arabia hủy chuyến công du Nhật Bản với lý do nhà vua có vấn đề về sức khỏe đã khiến các thị trường lo lắng về tình trạng bất ổn chính trị có thể xảy ra ở các nước xuất khẩu dầu lớn vùng Trung Đông.

Trong chiều nay, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 41 xu Mỹ, tương đương 0,5%. Trước đó, giá của loại dầu này đã có lúc leo lên ngưỡng 84,43 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 10/5.

Do hợp đồng giao kỳ hạn tháng 6 của dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) sẽ hết hạn vào ngày 21/5, nên trong phiên giao dịch chiều nay, giá của loại dầu kỳ hạn này chỉ tăng nhẹ 23 xu Mỹ, đạt 80,29 USD/thùng. Giá dầu WTI hợp đồng giao tháng 7/2023 năng động hơn, hiện được giao dịch quanh ngưỡng 79,89 USD/thùng, tăng 31 xu Mỹ, tương đương 0,4%.

Nhà phân tích Tony Sycamore của IG Markets nhận định vấn đề sức khỏe của Vua Salman sẽ tăng thêm sự bất ổn vốn đang bao trùm thị trường năng lượng thế giới, sau khi thông tin Tổng thống Iran qua đời do tai nạn máy bay đã được xác nhận.

Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế mới nhất của Trung Quốc công bố ngày 17/5 cho thấy đà phục hồi của kinh tế của nước này đang chững lại, nhiều khả năng sẽ phần nào cản trở đà tăng của giá dầu trong những ngày tới.

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+ sẽ nhóm họp vào ngày 1/6. Trước cuộc họp này, các chuyên gia cho rằng thị trường dầu mỏ sẽ tiếp tục “đi ngang”.

Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm

Chiều ngày 20/5, các thị trường chứng khoán châu Á đang chứng kiến một phiên giao dịch khởi sắc khi hầu hết các chỉ số chứng khoán đều tăng điểm.

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 282,3 điểm, tương đương 0,7%, đạt 39.069,68 điểm, đạt mức cao nhất trong vòng 5 tuần.

Trên các thị trường chứng khoán Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite tăng 17,12 điểm, tương đương 0,54%, chạm mức 3.171,15 điểm. Trong khi chỉ số Hang Seng trên sàn chứng khoán Hong Kong tăng 66,47 điểm, tương đương 0,34%, đạt 19.620,08 điểm.

Chính phủ Trung Quốc ngày 18/5 đã công bố các bước đi "lịch sử" nhằm ổn định lĩnh vực bất động sản nội địa. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, tức ngân hàng trung ương) cho biết sẽ tạo điều kiện cấp thêm 1.000 tỷ nhân dân tệ (138 tỷ USD) cho thị trường và chính quyền địa phương chuẩn bị kế hoạch mua lại một số căn hộ. Điều này thúc đẩy tinh thần lạc quan của các nhà giao dịch và giúp chỉ số Hang Seng lên mức cao nhất trong 9 tháng.

Trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ngày càng có nhiều đồn đoán rằng lãi suất của Nhật Bản có thể tăng lên trên mức 0. Chính điều này đang đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản lên cao nhất trong hơn một thập kỷ.

Với kỳ vọng sự trì trệ của nền kinh tế đã chạm đáy và lạm phát hạ nhiệt, nhiều khả năng các nhà hoạch định chính sách châu Âu sẽ tiến hành cắt giảm lãi suất ngay trong tháng Sáu, lần đầu tiên hành động trước Fed.

Chuyên gia Bob Savage, nhà lãnh đạo tại BNY Mellon, cho biết: “Tuần tới sẽ xoay quanh các diễn giả và biên bản của Fed về cách họ vẽ ra bức tranh về các rủi ro chính sách phía trước, với xu hướng nới lỏng hơn là cần thiết phải tiếp tục tăng lãi suất”.

Tại Việt Nam, trong phiên chiều ngày 20/5, chỉ số VN-Index tăng 4,47 điểm, tương đương 0,35%, lên 1.277,58 điểm, trong khi chỉ số HNX-Index có thêm 1,02 điểm, tương đương 0,42%, đạt 242,57 điểm.

Theo Báo tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ vọng vươn tầm giá trị di sản văn hóa Huế

Trước vận hội mới, di sản văn hóa Huế giàu tiềm năng đứng trước ngưỡng lịch sử được cởi bỏ “tấm áo” gò bó để tỏa sáng giá trị lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ ra toàn thế giới.

Kỳ vọng vươn tầm giá trị di sản văn hóa Huế
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Kỳ vọng đưa đô thị Huế lên một tầm cao mới

Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 1/1/2025, đánh dấu một thời khắc lịch sử. Một giai đoạn mới, kỷ nguyên mới đã mở ra. Trước thềm lễ công bố Nghị quyết (NQ) của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dành cho Báo Thừa Thiên Huế cuộc phỏng vấn.

Kỳ vọng đưa đô thị Huế lên một tầm cao mới

TIN MỚI

Return to top