Thế giới

Đông Nam Á tiếp tục chịu sức nóng từ đợt tăng giá của đồng Dollar Mỹ

ClockThứ Ba, 31/10/2023 19:32
TTH.VN - Các đồng tiền của Đông Nam Á đang chịu sức ép khi đồng Dollar Mỹ tiếp tục chuỗi tăng điểm kể từ giữa tháng 7 - đợt tăng giá dài nhất của đồng bạc xanh trong gần một thập kỷ, nhờ chính sách lãi suất “cao hơn trong thời gian dài hơn” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và tăng lợi tức Kho bạc.

Nhật Bản có thể sẽ mất vị trí nền kinh tế thứ 3 thế giớiTăng trưởng toàn cầu vẫn thấp và không đồng đềuKhai mạc sự kiện thương mại về nội dung lớn nhất châu ÁXây dựng hòa bình, ngăn chặn chiến tranh giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thựcWHO: Hơn 4,5 tỷ người trên thế giới vẫn chưa được cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế thiết yếu

 Sức mạnh gần đây của đồng Dollar Mỹ, cùng với sự bất ổn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu có thể gây ra một số rủi ro tăng lạm phát ở ASEAN thông qua chi phí nhập khẩu cao hơn. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Được biết vào ngày 23/10, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm chuẩn đã vượt 5%, tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2007. Khi đồng Dolar Mỹ và tài sản dường như hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư toàn cầu, nhu cầu đối với đồng Dollar Mỹ cũng tăng theo. Trong đó, chỉ số đồng Dollar Mỹ, thường dùng để đo lường giá trị của loại tiền tệ này so với 6 loại tiền tệ chính khác bao gồm đồng Euro, Yen Nhật, Bảng Anh, Dollar Canada, Krona Thuỵ Điển và Franc Thuỵ Sĩ đã tăng khoảng 5% kể từ tháng 7.

Ở Đông Nam Á, đồng tiền của Malaysia, Thái Lan và Indonesia nằm trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Cụ thể, đồng Ringgit của Malaysia đã giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990, ghi nhận vào ngày 27/10 vừa qua đạt mức 4,777 Ringgit đổi 1USD.

Đồng Bath của Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 tháng, đạt 37,095 Bath đổi 1 USD, ghi nhận vào ngày 3/10 và đã mất giá gần 7% kể từ đầu năm đến nay.

Đồng Rupiad của Indonesia cũng cùng các nước láng giềng trong khu vực chìm trong sắc đỏ vào đầu tháng này.

Tính đến ngày 27/10, đồng Rupiah đã suy yếu xuống còn 1USD đổi được 15.939 Rupiad - mức được nhìn thấy lần cuối cùng vào tháng 4/2020.

Tương tự, đồng Kip Lào đã mất giá từ khoảng 9.000 Kip đổi 1 USD ghi nhận vào tháng 5/2020 và chạm ngưỡng 20.000 Kip đổi 1USD vào tháng 9/2023. Giá trị của đồng Kip đã giảm mạnh kể từ tháng 8/2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 do nợ nần chồng chất.

Chi phí nhập khẩu cao hơn

Đồng Dollar Mỹ mạnh hơn khiến xuất khẩu của ASEAN, cũng như các hoạt động du lịch trong khu vực trở nên rẻ hơn, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước. Đây là một luồng gió thuận lợi cho các nhà xuất khẩu trong khu vực và thúc đẩy sự phục hồi liên tục của ngành du lịch sau đại dịch.

Tuy nhiên, do thương mại toàn cầu có xu hướng chủ yếu được tính bằng đồng Dollar, đồng nội tệ yếu hơn cũng sẽ làm tăng giá hàng nhập khẩu, qua đó góp phần gây ra lạm phát nhập khẩu.

Trong một thông tin có liên quan, một phần đáng kể trong xuất khẩu của ASEAN được tích hợp vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Theo báo cáo năm 2022 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các mối liên kết chuỗi giá trị của châu Á chiếm khoảng 2/3 tổng thương mại của khu vực. Do đó, xuất khẩu rẻ hơn sẽ được bù đắp bằng chi phí đầu vào nhập khẩu tăng lên.

Yun Liu, nhà kinh tế phụ trách khu vực ASEAN tại Ngân hàng HSBC cho biết, sức mạnh gần đây của đồng Dollar Mỹ, cùng với sự bất ổn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu có thể gây ra một số rủi ro tăng lạm phát ở ASEAN thông qua chi phí nhập khẩu cao hơn.

Một ý kiến khác có liên quan, nhà kinh tế Chua Han Teng của DBS cũng lưu ý, đồng nội tệ suy yếu cũng có thể làm trầm trọng thêm cú sốc giá lương thực tiềm ẩn do sự gián đoạn gây nên bởi hiện tượng thời tiết El Nino.

Các chuyên gia nhận định, các nền kinh tế nhỏ, thu nhập thấp có xu hướng mua nhiều thực phẩm nhập khẩu dường như dễ bị tổn thương nhất.

Chuyên gia kinh tế hàng đầu của ADB, bộ phận khu vực Đông Nam Á James Villafuerte cho biết, hiện nay, đồng Dollar Mỹ tăng giá đang góp phần đẩy lạm phát lương thực ở Lào, Timor Leste và Campuchia tăng cao.

Tác động lâu dài

Bằng cách làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, đồng bạc xanh mạnh hơn cũng có thể khiến hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu trở nên kém hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng địa phương.

Đồng Dollar mạnh hơn cũng có thể làm xấu đi tính bền vững của nợ vì nó làm tăng cả đồng nội tệ tương đương và tăng gánh nặng dịch vụ nợ đối với nợ nước ngoài của một quốc gia.

Các nhà kinh tế từ DBS và BNP Paribas cho biết, tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến “sự thèm muốn” của các nhà đầu tư trong thời gian dài và làm giảm dòng tiền chảy vào khu vực.

Dù vậy, nhìn từ một góc khác, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng đồng nội tệ yếu hơn có thể giúp thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn. Nếu việc giảm giá được coi là tạm thời, các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng sẽ mua đất và các tài sản hiện có khác để tận dụng mức giá hời. Nếu khấu hao có xu hướng lâu dài hơn, chúng sẽ khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực xanh.

Thống kê cho thấy, kể từ khi đại dịch bùng phát vào năm 2020, dòng vốn FDI vào ASEAN đã tăng lên. Cụ thể, dòng vốn vào đã tăng 5,5% lên 224,2 tỷ USD vào năm 2022, tức tăng cao từ mức 212,4 tỷ USD ghi nhận trong năm 2021. Điều này được ghi nhận bất chấp sự mất giá của nhiều đồng tiền ASEAN so với đồng Dollar Mỹ trong suốt năm 2022.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Return to top