ClockThứ Bảy, 29/10/2022 05:50

Hoàn thiện hạ tầng chợ truyền thống

TTH - Cùng với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông hàng hoá và tham quan mua sắm. Vì vậy, TP. Huế ưu tiên nguồn lực đầu tư nâng cấp hệ thống chợ nhằm đảm bảo xây dựng chợ văn minh thương mại (VMTM).

Đầu tư nâng cấp, sắp xếp lại chợ An CựuHoàn thiện hạ tầng chợ truyền thốngXã hội hóa đầu tư, chỉnh trang chợ Đông Ba

Chợ truyền thống luôn thu hút người dân và khách du lịch đến mua sắm, tham quan

Xuống cấp

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, số chợ truyền thống trên địa bàn TP. Huế tăng lên với 39 chợ lớn, nhỏ. Trong đó, có 4 chợ hạng 1; 8 chợ hạng 2 và 27 chợ hạng 3 với 10.106 điểm kinh doanh, hơn 11.000 người hộ kinh doanh; 8 chợ đạt các tiêu chí chợ VMTM. Ngoài ra, có 3 chợ cóc, gồm Thuận Hòa, Thanh Phước (Hương Phong), Triều Đông (Hương Vinh).

Các chợ trên địa bàn thành phố đều được đầu tư kiên cố, kết cấu hạ tầng khá khang trang. Tuy nhiên, qua thời gian và quá trình sử dụng, hiện một số hạng mục công trình tại các chợ xuống cấp, không đảm bảo cho điều kiện kinh doanh và hoạt động mua sắm, cũng như chưa đáp ứng nhu cầu tham quan của khách du lịch.

Qua khảo sát, hiện mặt nền một số chợ như: An Cựu, Bến Ngự, Thuận An, chợ Nọ… xuống cấp và hư hỏng, ứ đọng nước ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở khu vực bán hàng tươi sống, cá thịt. Hệ thống thoát nước chưa đảm bảo, khu vực ngành hàng tươi sống chưa được đầu tư hệ thống thoát nước hoàn chỉnh nên thường xuyên ứ rác, đất cát lấp đầy gây ứ nước dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nhà vệ sinh tại các chợ phần lớn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của tiểu thương và khách hàng, song chưa đảm bảo các tiêu chí phục vụ khách du lịch.

Việc quy hoạch lô hàng, ngành hàng tại các chợ khá đa dạng, hợp lý, đảm bảo thực tế, đáp ứng khá tốt nhu cầu mua bán của tiểu thương và người dân trên địa bàn. Trong đó, đa số các chợ đều có các khu vực với công năng riêng biệt, như: khu vực dành cho hàng khô, hàng tươi sống, đặc sản, hàng lưu niệm... và bố trí lô hàng, ngành hàng phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.

Tuy nhiên, một số chợ do xây dựng khá lâu và quỹ đất hạn chế nên chưa đáp ứng khi nhu cầu tham quan mua sắm của người dân tăng nhanh. Việc bố trí điểm kinh doanh còn nhiều bất cập, chỉ duy nhất một lối đi chính từ cổng chợ nên các điểm kinh doanh nằm phía trong không thông thoáng, không thuận tiện cho việc đi lại hoặc buôn bán cho thương nhân (chợ Xép). Các hộ kinh doanh chen chúc buôn bán ở khu vực tầng 1 và bỏ trống tầng 2 gây lãng phí quỹ đất (chợ An Cựu). Việc bố trí các ki-ốt nằm ở hai bên hông chợ chưa hợp lý gây nên tình trạng đình trên của chợ kém thông thoáng, khó khăn trong việc kinh doanh (chợ Vỹ Dạ)…

Chuyển đổi mô hình quản lý chợ

Thực hiện kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ (MHQLC), đến nay TP. Huế có 2 chợ đã chuyển đổi theo hình thức doanh nghiệp quản lý. Đó là chợ Phú Hậu thuộc Công ty CP Đầu tư Tân Phú Hậu và chợ Hương Hồ thuộc HTX Nông nghiệp Hương Hồ 1. Sau khi tiếp quản, các chợ hoạt động khá hiệu quả theo hướng chợ VMTM. Theo kế hoạch, giai đoạn 2022 - 2025, TP. Huế sẽ chuyển đổi MHQLC tại 9 chợ, trong đó có 2 chợ hạng 1, 5 chợ hạng 2 và 2 chợ hạng 3, gồm: chợ Đông Ba, chợ Cống, Bến Ngự, Trường An, Thuận An, chợ Nọ…

Trên cơ sở kế hoạch chuyển MHQLC của tỉnh, TP. Huế xây dựng kế hoạch chuyển đổi theo lộ trình chuyển đổi chợ Cống và chợ Bến Ngự, đồng thời tiếp nhận kết quả chuyển đổi MHQLC đối với các chợ thuộc các huyện, thị xã nhập vào thành phố. Đối với chợ Cống, UBND tỉnh đã phê duyệt phương án chuyển đổi MHQL, kinh doanh khai thác; trong đó, xây dựng mới chợ tại khu A - khu đô thị mới An Vân Dương. Hiện, thành phố đang lập chủ trương đầu tư đối với chợ Cống tại vị trí mới để trình UBND tỉnh phê duyệt, nhằm hoàn thiện các thủ tục kêu gọi đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ Cống. Chợ Bến Ngự đang tổ chức lấy ý kiến tiểu thương để triển khai phương án chuyển đổi. Đối với chợ Tuần, hiện TP. Huế đang làm việc với HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp xã Thủy Bằng về công tác nhận bàn giao quản lý, kinh doanh, khai thác chợ…

Tiếp tục đầu tư nâng cấp

Theo Trưởng phòng Kinh tế TP. Huế, ông Đồng Sĩ Toàn, hệ thống chợ trên địa bàn TP. Huế đa số được đầu tư kiên cố và bán kiên cố. Nhưng do thời gian đưa vào sử dụng khá lâu, trên dưới 15 năm nên một số hạng mục xuống cấp trầm trọng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến việc xây dựng chợ VMTM. Mặc khác, do trên địa bàn hình thành nhiều trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện ích nên để tạo điều kiện cho tiểu thương kinh doanh mua bán ổn định, cạnh tranh với các đơn vị bán lẻ quy mô lớn thì cần ưu tiên nguồn lực đầu tư nâng cấp, chỉnh trang hệ thống chợ truyền thống. Trong đó, chú trọng các hạng mục như mặt nền, hệ thống thoái nước, nhà vệ sinh, đặc biệt là ở khu vực bán hàng tươi sống, cá thịt.

Cùng với việc đầu tư nâng cấp, TP. Huế đang triển khai quy hoạch, đầu tư sắp xếp lô hàng, ngành hàng. Trong đó, một số chợ lớn đã được đầu tư khá lâu, đến nay quy hoạch một số khu vực chợ không còn phù hợp, như chợ Tây Lộc, Đông Ba nên phải thực hiện quy hoạch lại hai chợ này. Trước mắt, chợ Đông Ba sẽ quy hoạch, sắp xếp lại nhà lồng C và C’ để hình thành khu bán hàng lưu niệm đặc sản Huế và khu ẩm thực Huế phục vụ du khách. Chợ Tây Lộc quy hoạch lại toàn chợ, trong đó đặc biệt các khu vực sân trong các đình chợ, khu vực ban quản lý chợ.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chỉnh trang hạ tầng, đưa Thuận Hóa xứng tầm quận trung tâm

Với mục tiêu xây dựng và phát triển quận Thuận Hóa trở thành quận trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, dịch vụ du lịch…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của TP. Huế, UBND quận Thuận Hóa đẩy mạnh xây dựng hệ thống hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường.

Chỉnh trang hạ tầng, đưa Thuận Hóa xứng tầm quận trung tâm
An toàn thực phẩm từ Sáng kiến Một Sức Khỏe

Cải thiện an toàn thịt lợn tại các cơ sở giết mổ và chợ truyền thống là mục tiêu hướng đến tại Hội nghị tổng kết Hợp phần An toàn thực phẩm Sáng kiến Một Sức Khỏe do Quỹ CGIAR Trust Fund tài trợ, Viện Thú y thuộc Bộ NN & PTNT phối hợp cùng Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tổ chức, diễn ra tại TP. Huế trong ngày 27/12.

An toàn thực phẩm từ Sáng kiến Một Sức Khỏe
Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và đẩy mạnh triển khai chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), TP. Huế tăng cường đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), hạ tầng trường lớp, xứng đáng là lá cờ đầu trong lĩnh vực GD&ĐT của tỉnh.

Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục
Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập

Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc TP. Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND TP. Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập

TIN MỚI

Return to top