ClockThứ Tư, 01/04/2020 16:43

Đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho các khu cách ly tập trung

TTH.VN - Với trên 6.200 trường hợp đang thực hiện cách ly tập trung tại 6 cơ sở cách ly trên địa bàn tỉnh nên công tác hận cần đã và đang được Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đảm nhận với sự tham gia cung ứng thực phẩm của các cơ sở uy tín nhằm chăm lo bữa ăn đủ chất dinh dưỡng, đẩy lùi và phòng dịch COVID- 19.

Các cấp công đoàn hỗ trợ nhu yếu phẩm cho khu cách ly tập trungHậu phương ở các khu vực cách lyĐóng mới hàng trăm chiếc giường tầng nhằm phục vụ công dân về cách ly

Trên 30 nhân viên của Cơ sở thực phẩm Minh Châu đang sơ chế, phân loại thực phẩm đưa về cung ứng cho các khu cách ly

Đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm

7h sáng ngày 1/4, chúng tôi có mặt tại cơ sở cung cấp thực phẩm Minh Châu, xã Phú An (Phú Vang) và chứng kiến hơn 30 lao động đang sơ chế, sắp xếp và phân loại thực phẩm đưa lên xe vận chuyển đến các khu cách ly (KCL), chuẩn bị cho bữa cơm trưa của trên 6.000 công dân Việt Nam từ các nước và các vùng có dịch đang thực hiện cách ly tập trung. Dù vất vả, bận rộn khi phải làm việc từ 3- 4h sáng, song ai nấy đều phấn khởi khi cùng chung tay thực hiện các bữa ăn cho người dân đang thực hiện cách ly.

Bữa ăn cho các trường hợp cách ly tập trung đòi hỏi nhiều tiêu chí, đó là vừa ngon, đủ chất dinh dưỡng và quan trọng là phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP), từ khâu đầu lựa chọn thực phẩm, đến chế biến và quá trình đưa đến tay người cách ly. Vì vậy, để cung cấp thực phẩm cho các KCL đòi hỏi phải có giấy chứng nhận VSATTP, đảm bảo đủ số lượng và giá cả hợp lý.

Chủ cơ sở Huỳnh Thị Châu thông tin, là cơ sở chuyên cung cấp thực phẩm cho 50 trường học và các nhà máy may, khu du lịch trên địa bàn tỉnh với số lượng lớn nên cơ sở đã hợp đồng với các cơ sở, nông trại tại các tỉnh, thành như Lâm Đồng, Đồng Nai và các trang trại trong tỉnh để nhập hàng. Sau khi dịch COVID- 19 xuất hiện, các bếp ăn ở trường học đóng cửa nên cơ sở đã làm việc với bộ phận hậu cần của Bộ CHQS tỉnh để cung cấp thực phẩm cho các KCL.

Bà Châu cho biết, để đảm bảo nguồn cung cho các KCL, đồng thời giải quyết đầu ra cho người dân trên địa bàn, cơ sở đã hợp đồng với các trang trại chăn nuôi, các hộ nuôi trồng thủy hải sản, rau củ quả tại các địa phương để nhập hàng, đồng thời kiểm tra kỹ nguồn hàng và yêu cầu tất cả sản phẩm phải đảm bảo tiêu chí VSATTP trước khi đưa vào KCL.

Hiện, mỗi ngày cơ sở cung cấp trên 10 tấn thực phẩm cho các KCL, bao gồm gạo, thịt gia cầm, thủy hải sản, rau của quả, thực phẩm khô…, nếu nhu cầu thực phẩm tăng lên khi số trường hợp cách ly đông, cơ sở vẫn đảm bảo đủ số lượng vì trước đây, cơ sở đã cung cấp thực phẩm cho các cơ sở chế biến phục vụ bữa ăn cho trên 15.000 người.

Cùng với cơ sở Minh Châu, hiện Ban Hậu cần thuộc Bộ CHQS tỉnh đã hợp đồng với các cơ sở cung cấp thực phẩm tại các huyện, thị xã và TP. Huế, như Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hoàng Mai, HTX Nông nghiệp Quảng Thành... để đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm cho các KCL.

Nguồn cung dồi dào

Các hội viên Hội LHPN TP. Huế hỗ trợ công tác hậu cần cho các khu cách ly

Sau khi nhận nhiệm vụ từ Quân khu 4 và UBND tỉnh, Bộ CHQS tỉnh đã xây dựng kế hoạch, phân công lực lượng và huy động mọi nguồn lực phục vụ công tác đón tiếp, hậu cần cho các KCL. Trong đó, lực lượng phục vụ phải tập huấn trước khi vào thực thi nhiệm vụ, nguồn thực phẩm ký hợp đồng với các cơ sở có giấy chứng nhận ATVSTP, đảm bảo không có nguồn bệnh, mầm bệnh lây lan vào KCL. Đặc biệt, các suất cơm trong ngày đều được đơn vị lưu nghiệm đề phòng có trường hợp gây ngộ độc, sự cố thì lấy mẫu xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

Phó Chủ nhiệm Hậu cần, Bộ CHQS tỉnh Hoàng Ngọc Nga cho rằng, cùng với công tác hậu cần tại các KCL, đảm bảo suất cơm ngon miệng, đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo VSATTP là nhiệm vụ của đơn vị nhằm giúp đồng bào có sức khỏe để đẩy lùi dịch COVID- 19. Vì vậy, các cơ sở cung cấp thực phẩm cho các KCL phải được kiểm duyệt nghiêm ngặt, cơ sở nào đảm bảo các tiêu chí VSATTP, có giấy chứng nhận kiểm nghiệm của cơ quan y tế, đảm bảo số lượng và cung cấp thường xuyên mới được cung cấp thực phẩm. Nguồn thực phẩm trước khi đưa vào chế biến được phun thuốc sát khuẩn, tài xế và nhân viên vận chuyển hàng hóa cũng được sát trùng kỹ trước khi bước và KCL.

Theo Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Thanh, hiện toàn dân đang thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội, song nguồn cung thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu đã sẵn sàng phục vụ người dân, đặc biệt là các KCL vì Sở đã làm việc với các đơn vị cung ứng từ đầu tháng 3/2020. Đến nay, các mặt hàng thiết yếu như gạo, mì tôm, thịt, gia cầm, thủy hải sản… khá dồi dào và có thể cung cấp cho người dân khi nhu cầu cung ứng tăng lên gấp 4-5 lần, trong đó giá cả vẫn giữ bình ổn và chưa có mặt hàng nào tăng giá từ khi dịch COVID- 19 xuất hiện.

Thực hiện chủ trương của tỉnh về hỗ trợ nông dân giải quyết số lượng gia cầm tồn kho tại các địa phương, Sở Công Thương đã tổ chức khảo sát và làm việc với các siêu thị, các cơ sở kinh doanh kết nối tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời làm việc với Bộ CHQS tỉnh để làm đầu mối tiêu thụ gia cầm, đến nay các huyện Phong Điền, Quảng Điền đã cơ bản tiêu thụ tốt. Sở đang tiếp tục hỗ trợ bà con nông dân TX. Hương Trà liên kết tiêu thụ gia cầm, dự kiến trong tuần tới, số lượng gia cầm tồn kho tại các địa phương sẽ tiêu thụ hết và người dân có thể lên phương án tái đàn.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Cử tri đề nghị tăng mức xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng

Sáng 12/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Phiên chất vất và trả lời chất vấn được đông đảo cử tri, nhân dân thành phố Đà Nẵng, tỉnh Ninh Thuận quan tâm theo dõi.

Cử tri đề nghị tăng mức xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng
Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng

Ngày 7/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức lớp tập huấn tại xã Hương Nguyên (A Lưới) về hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú dưới 2 tuổi.

Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng
Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm

Lãng phí và thất thoát thực phẩm đang xảy ra ở cấp độ toàn diện, đe dọa đến tình hình an ninh lương thực, cũng như gây đói nghèo ở nhiều nơi trên thế giới. Ngày quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm (29/9) năm nay với chủ đề "Hãy dừng lãng phí thực phẩm! Vì con người và hành tinh".

Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm

TIN MỚI

Return to top