ClockThứ Tư, 05/06/2019 15:09

Thanh trà, dưa lưới Thủy Biều vào siêu thị: Cơ hội cho cây đặc sản

TTH - Thật bất ngờ khi vào siêu thị BigC Huế, tôi thấy dưa lưới Thủy Biều (TP. Huế) đã nằm ngay quầy trung tâm.

Hướng đến nông sản sạchVườn dưa lưới công nghệ cao của HueWACO

 Dưa lưới Thủy Biều tại siêu thị BigC Huế

Trước dưa lưới không lâu, thanh trà Thủy Biều được BigC, CoopMart Huế tuyển chọn và nhập vào hệ thống siêu thị để bán cho khách hàng.

Để đưa trái thanh trà vươn xa, nhiều năm liền, UBND phường Thủy Biều đã đứng ra tổ chức “Ngày hội thanh trà Thủy Biều” với hàng trăm gian hàng bày bán và giới thiệu trái ngon đặc sản địa phương ra thị trường trong, ngoài tỉnh.

Từ giá khoảng 20.000 đồng/quả, khi được đầu tư về chất lượng, được người tiêu thụ biết đến, giá thanh trà đã nâng lên (khoảng hơn 30.000 đồng/quả). Thanh trà Thủy Biều không chỉ ngon mà loại trái cây này còn để được rất lâu dù không có chất bảo quản. Đến nay, diện tích thanh trà Thủy Biều trên 200ha, đem lại thu nhập cao cho người dân Thủy Biều.

Không dừng lại ở thanh trà, Thủy Biều tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược áp dụng công nghệ cao, bởi Thủy Biều còn nhiều khu đất ruộng kém hiệu quả trong việc trồng lúa có khả năng trồng được cây đặc sản, không chỉ thanh trà.

Từ năm 2017, đã có 2 dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đó là dự án của doanh nghiệp Yên Hà Hương Giang được đầu tư trên diện tích khoảng 2.000m2 và dự án do ông Trương Như Hải xây dựng trên diện tích 1.500m2. Dự án gồm các nhà kính trồng dưa lưới, ứng dụng công nghệ tiên tiến tưới nhỏ giọt và hệ thống làm mát của Israel. Đến nay, dưa lưới phát triển tốt và không chỉ bán ra thị trường mà còn vào được siêu thị lớn.

Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều loại trái cây đặc sản, đặc trưng vùng miền. Ở Hương Cần (TX. Hương Trà) có quýt, Truồi có dâu,  Kim Long có măng cụt, Hương Hòa (Nam Đông) có cam, Hương Hồ, Thủy Bằng có bưởi, A Lưới có chuối…Tuy nhiên, việc phát triển các loại trái cây đặc sản thành thương hiệu vẫn đang còn khó khăn.

Ông Ngô Đức Ngọc, ở Phú Lộc nhận xét: “Dâu xứ Truồi nổi tiếng ngon, song do không có thị trường tiêu thụ, bán ở chợ giá không cao nên hầu hết người dân đã chuyển đổi sang trồng các loại cây khác. Rất tiếc...”.

Bà Hồ Thị Mãn ở Hương Cần cho hay: “Gia đình tôi có 4 sào trồng gần 100 gốc quýt. Trung bình mỗi gốc thu hoạch được từ 30-50kg, bán ra thị trường với mức giá 20.000-25.000 đồng/kg. Với mức thu nhập này, so với bình thường là cao, song với loại cây đặc sản này nếu được nhiều người biết đến hơn nữa thì giá sẽ cao hơn nhiều lần”.

Theo thống kê, vùng Hương Cần có khoảng 15ha và gần 100 hộ trồng quýt. Nếu so với diện tích toàn xã thì đây là con số còn khiêm tốn.

Đã đến lúc cần có một quyết sách lớn để phát triển các thương hiệu trái cây đặc sản đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, nhất là vào được các siêu thị lớn.

Muốn làm được điều này, ngành nông nghiệp phải là chủ công phối hợp với các đơn vị khác trong việc vận động người dân mở rộng diện tích, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, làm cầu nối để tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, chú trọng đến công tác tạo dựng và phát triển thương hiệu các loại trái cây đặc sản thông qua việc xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm...

Bài, ảnh: Hoàng Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đặc sản cho vụ Tết

Nông sản, đặc sản vùng cao A Lưới đang vào thời điểm hoạt động rộn ràng phục vụ đơn hàng và nhu cầu người tiêu dùng. Đây là mùa sản xuất được kỳ vọng sẽ mang lại doanh thu cao, đồng thời quảng bá các mặt hàng đến với nhiều thị trường.

Đặc sản cho vụ Tết
Thủy Biều đồng thuận “hiến đất mở đường”

Sau khi TP. Huế triển khai các dự án (DA) mở rộng đường kiệt, UBND phường Thủy Biều đã vận động người dân “hiến đất mở đường”. Nhờ sự đồng thuận cao nên nhiều tuyến đường kiệt được đầu tư mở rộng, tạo diện mạo mới cho Thủy Biều và giúp giao thông, đi lại thuận tiện hơn.

Thủy Biều đồng thuận “hiến đất mở đường”
Thanh tao mứt vỏ thanh trà

Tôi nhớ lần đầu tiên mình thử món ăn này là vào Lễ hội Thanh trà Thủy Biều 2022, tôi đi giữa những gian hàng màu xanh óng ánh, lúc lại vàng ươm của loại trái cây đặc sản này. Khi ra về, tôi chọn cho mình một túi mứt vỏ thanh trà nho nhỏ. Cho đến giờ, hương vị của thức quà mộc mạc ấy vẫn còn vương mãi.

Thanh tao mứt vỏ thanh trà
Phát triển kinh tế từ cây đặc sản

Bằng sự chăm chỉ, chịu khó học hỏi, chị Đặng Thị Trai Dung (sinh năm 1963), tổ dân phố Lương Quán, phường Thủy Biều, TP. Huế đã phát triển kinh tế gia đình nhờ vào trồng cây đặc sản thanh trà, bưởi của địa phương. Chị cũng rất nhiệt tình tham gia công tác hội và các phòng trào của địa phương.

Phát triển kinh tế từ cây đặc sản
“Góc Huế” tại AEON MALL

Trung tâm thương mại AEON MALL Huế đã tạo nên sức hút lớn trong những ngày đầu mở cửa đón khách, khi lượng khách đến đây tham quan, mua sắm rất sôi động. Cùng với các thương hiệu nổi tiếng, không gian văn hóa địa phương (Local Corner) tạo dấu ấn rất riêng không chỉ cho trung tâm thương mại này, mà còn là điểm nhấn thể hiện sự đồng hành của chính quyền và các sở, ban, ngành trong hành trình đưa sản phẩm Huế đến gần với các chuỗi cung ứng lớn.

“Góc Huế” tại AEON MALL

TIN MỚI

Return to top