ClockThứ Tư, 06/12/2023 07:26

Phòng dịch bảo vệ đàn gia súc, gia cầm

TTH - Ngành nông nghiệp cùng với các địa phương, hộ chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống không để xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi gia súc, gia cầm (GSGC) theo tinh thần không chủ quan, lơ là sau lũ.

Phòng dịch khi lũ rútVừa chăm sóc sức khỏe người dân, vừa phòng, chống dịch mùa mưa lũXóa bỏ định kiến giới

Vệ sinh chuồng nuôi lợn 

Đợt lũ vừa qua làm chuồng trại nuôi lợn, gà, vịt của ông Nguyễn Lực ở xã Quảng Thái (Quảng Điền) bị ngập, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Ngay sau nước lũ rút, ông Lực tổ chức vệ sinh, xử lý rác, chất thải kết hợp với phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại và quanh khu vực trang trại, phòng tránh các bệnh đang tiềm ẩn nguy cơ cao trong môi trường, như: cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng…

Ông Nguyễn Thuận, chủ trang trại GSGC ở vùng rú cát Quảng Vinh (Quảng Điền) chia sẻ, ở vùng rút cát tuy không bị ngập lụt nhưng cũng không thể chủ quan khi dịch bệnh GSGC ở những vùng ngập lụt có thể lây lan sang vùng rú cát. Vì vậy, ông Thuận cũng như các chủ trang trại vùng rú cát Quảng Điền chủ động, tích cực triển khai vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, tiêm vắc-xin đầy đủ để phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền, trước và sau lũ lụt, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi không chủ quan, lơ là, tích cực và chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Ngành nông nghiệp cấp thuốc, vôi và các loại vật tư cho các địa phương tổ chức phòng, chống dịch bệnh GSGC. Đến thời điểm này, dịch bệnh cơ bản được khống chế, tuy nhiên nguy cơ tái bùng phát vẫn rất cao do ô nhiễm môi trường sau lũ.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh thông tin, trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của mưa lớn, lũ lụt trên diện rộng gây thiệt hại về chăn nuôi và ô nhiễm môi trường. Cùng với đó là tình hình dịch bệnh GSGC ở trong nước diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi tại địa bàn tỉnh là rất cao.

Ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương đang triển khai hướng dẫn người chăn nuôi thu gom, xử lý xác động vật chết, chất thải chăn nuôi, không để gây ô nhiễm môi trường. Sau khi nước rút thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng dụng cụ, khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng...

Các hộ chăn nuôi được hướng dẫn các biện pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống phù hợp với từng đối tượng nuôi, tiêm vắc-xin kết hợp bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết cho đàn vật nuôi.

Ngành nông nghiệp tăng cường giám sát để sớm phát hiện, kịp thời xử lý trường hợp GSGC mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, viêm da nổi cục ở trâu, bò, dịch tả lợn châu Phi, tai xanh, cúm gia cầm... Người dân tuyệt đối không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.

Các địa phương đang tham mưu tỉnh, các ban ngành có phương án hỗ trợ con giống cho người dân khôi phục sản xuất, hỗ trợ hóa chất xử lý môi trường, tiêu hủy động vật chết. Ngoài tích cực triển khai các biện pháp ứng phó dịch bệnh, các địa phương cũng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong công tác khắc phục hậu quả lũ lụt, các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác thú y của địa phương. Đặc biệt, là khó khăn trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, GSGC trên địa bàn, đề xuất UBND tỉnh có phương án hỗ trợ kịp thời.

Ngành chăn nuôi và thú y đang phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp huyện tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi tại các địa phương; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng. Lực lượng thú y tại cơ sở bám sát địa bàn, chủ động hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên theo dõi vật nuôi, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất.

Ngoài chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau lũ, mới đây vào giữa tháng 11, UBND tỉnh ban hành Công văn số 12292/UBND-NN về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh GSGC các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024. Tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan nghiên cứu, triển khai các biện pháp, kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tình trạng buôn bán, vận chuyển, nhập lậu gia cầm, lợn, trâu, bò và các sản phẩm động vật. Các huyện, thị xã và thành phố Huế khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm vắc-xin phòng bệnh theo định kỳ, tiêm bổ sung vắc-xin phòng các bệnh nguy hiểm trên đàn GSGC.

 

Bài, ảnh: Thế Quang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Ngày 13/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây phối hợp với Trường THPT Thừa Lưu (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) tổ chức hội thi “Rung Chuông vàng” tìm hiểu về lịch sử 80 năm của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 60 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Ban Chỉ đạo 35 tỉnh đã phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II - năm 2025. Đây là giải pháp để tiếp tục nâng cao khả năng tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiệu quả.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

TIN MỚI

Return to top