ClockThứ Tư, 03/07/2024 07:09

Phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TTH - A Lưới tập trung huy động các nguồn lực và thực hiện lồng ghép 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) nhằm thúc đẩy kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS được cải thiện, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng khang trang, thu nhập bình quân đầu người đạt 35,22 triệu đồng/người/năm.

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núiThu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu sốSáng 17/6, Quốc hội thảo luận về chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số

 Nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt giúp đồng bào DTTS phát triển kinh tế ở A Lưới

Bằng nhiều chương trình, dự án (DA), huyện A Lưới đã huy động các nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của huyện để phát triển kinh tế. Đồng thời, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng, xây dựng NTM bền vững nhằm không ngừng nâng cao đời sống của người dân nông thôn, nhất là đồng bào DTTS.

Được công nhận là xã đạt chuẩn NTM năm 2017, Sơn Thủy (A Lưới) tiếp tục bắt tay xây dựng NTM nâng cao. Đến nay, từ nguồn vốn của các chương trình, xã Sơn Thủy đã đầu tư khá hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nhiều ngành nghề trong nông thôn, các loại hình dịch vụ phát triển, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả.

Theo quy hoạch xã có 2 tuyến đường trục xã, liên xã với tổng chiều dài 2,6km; 2 tuyến đường trục thôn, liên thôn với tổng chiều dài 2km. Toàn xã có 47 tuyến đường ngõ xóm với tổng chiều dài 7,9km. Trong đó, có 23 tuyến đường xóm đã được bê tông hóa với bề rộng đường 3m; 9 tuyến đường xóm với chiều dài 2,55km đã được bê tông hóa nhưng bề rộng dưới 3m. Xã đề xuất UBND huyện đầu tư nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường giao thông nông thôn còn hẹp, hư hỏng với tổng kinh phí khoảng 4,3 tỷ đồng.

Một số DA, chương trình trọng điểm về hạ tầng giao thông, thủy lợi, du lịch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của huyện được quan tâm đầu tư từ nguồn vốn CTMTQG và các nguồn khác trong thời gian qua có thể kể đến như nâng cấp tuyến đường Khe Bùn từ xã Hồng Kim đến xã Hồng Thượng; kè sông Tà Rình đoạn Quảng Nhâm, Hồng Kim, Hồng Bắc; đường giao thông liên xã từ xã Phú Vinh đi xã Hồng Thượng và nâng cấp, sửa chữa tuyến đường Nơ Trang Lơng…

Theo UBND huyện A Lưới, CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 với tổng mức đầu tư phát triển cả giai đoạn là 555 tỷ đồng. Qua 3 năm triển khai thực hiện đã hỗ trợ xây dựng 1.450 căn nhà, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 918 hộ, xây dựng 1 công trình nước sinh hoạt tập trung tại xã Trung Sơn và xây dựng quy hoạch sắp xếp, bố trí ổn định dân cư tại xã Quảng Nhâm với tổng mức đầu tư là hơn 77 tỷ đồng.

Ngoài ra, CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, triển khai trên địa bàn huyện A Lưới có tổng mức vốn đầu tư hơn 352 tỷ đồng, thực hiện hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH. Nguồn vốn sự nghiệp cấp hàng năm để thực hiện các chính sách giảm nghèo như đa dạng hóa sinh kế, phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, hỗ trợ giảm nghèo về thông tin, hỗ trợ nhà ở cũng được triển khai thực hiện.

Trong 2 năm 2022 - 2023 đã thực hiện thi công 10 công trình cơ sở hạ tầng với tổng mức đầu tư 247 tỷ đồng. Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 2.090 nhà, xây dựng các DA hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, phát triển sản xuất, đào tạo nghề cho 1.625 lao động và giới thiệu, giải quyết việc làm mới cho 2.576 lao động.

Cuối năm 2021, trên địa bàn huyện có 7.022 hộ nghèo, chiếm 49,98%. Cuối năm 2022, có 5.399 hộ nghèo chiếm 38,2%, đến cuối năm 2023, toàn huyện giảm 1.914 hộ nghèo (vượt kế hoạch 206 hộ), tương đương 13,9%, còn lại 3.485 hộ nghèo chiếm 24,3%.

Phong trào "Dòng họ, làng bản không có hộ nghèo và không có ma túy" đã dần tạo được chuyển biến về nhận thức trong công tác giảm nghèo và đấu tranh phòng, chống tác hại của ma túy trong Nhân dân. Qua thời gian phát động đã có một số dòng họ tiêu biểu trong phòng trào thi đua như dòng họ Viên (xã A Roàng), dòng họ Lê (xã Hồng Bắc), dòng họ Lê, Hồ (xã Hồng Thủy), dòng họ Kê (xã Quảng Nhâm), dòng họ Hồ, Cơ Sỹ, Tâng Coah (xã Hồng Thượng).

Qua việc triển khai thực hiện CTMTQG xây dựng NTM, với sự hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đã tác động tích cực, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện cho việc thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.

Đến nay, toàn huyện thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn 17 xã, trong đó 12 xã đặc biệt khó khăn. Hiện có 4/17 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 2 xã vùng đồng bào DTTS là A Ngo và Phú Vinh. Toàn huyện đạt 237 tiêu chí, bình quân 13,94 tiêu chí/xã. Duy trì 2 sản phẩm OCOP công nhận đạt 4 sao (sản phẩm “Vải dèng A Lưới” và sản phẩm “Chuối Già lùn A Lưới”); 2 sản phẩm đạt 3 sao (sản phẩm “Thịt bò vàng A Lưới” và sản phẩm “Du lịch sinh thái cộng đồng A Nôr - Hồng Kim”).

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới khẳng định, A Lưới xác định giảm nghèo, phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi là mục tiêu quan trọng, bám sát thực trạng, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn để triển khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả các CTMTQG.  A Lưới luôn ưu tiên, tập trung các nguồn lực và thực hiện nhiều chính sách, các CTMTQG, trong đó có chương trình về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 gắn với xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững một cách hiệu quả.

A Lưới phấn đấu đến năm 2029 tăng thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm. Giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn dưới 10%. Có thêm 4 xã vùng đồng bào DTTS được công nhận đạt chuẩn NTM gồm Hồng Bắc, Hồng Hạ, Hồng Thượng, Hồng Kim; nâng tổng số xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn NTM toàn huyện lên 8 xã. 100% đồng bào DTTS được sử dụng nước sạch.
Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP. Huế

Ngày 17/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã đến đình làng Dương Xuân Hạ chung vui và phát biểu chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con tổ dân phố 12, phường Thủy Xuân (TP. Huế). Cùng dự có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP Huế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển

Ngày 9/11, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021-2025) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II (từ năm 2026 đến năm 2030).

Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển
Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

TIN MỚI

Return to top