ClockThứ Năm, 18/05/2023 14:15

Phạt nặng thực phẩm có chứa hàn the

TTH - Tác hại của chất hóa học hàn the ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người nên đã được cảnh báo, cấm sử dụng vào việc bảo quản các nguyên liệu chế biến thức ăn.

Đoàn viên, thanh niên “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần” Khởi nghiệp từ tình yêu du lịch, ẩm thực HuếBảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

leftcenterrightdel
Người tiêu dùng nên mua và sử dụng các mặt hàng thực phẩm rõ nguồn gốc. Ảnh: Bảo Phước 

Đến thời điểm này, chưa phát hiện tình trạng sử dụng hàn the trong bảo quản thực phẩm, nguyên liệu chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn thường xuyên kiểm tra, giám sát, lấy mẫu thực phẩm để kiểm tra chất cấm hàn the.

Hàn the là hợp chất hoá học, hay được gọi là Borax-một loại muối rắn màu trắng đục, không mùi, không vị, dễ tan trong nước, có khả năng diệt khuẩn và nấm. Do hàn the có khả năng diệt khuẩn, chống nấm mốc nên có thể kéo dài thời gian bảo quản cho sản phẩm. Đặc biệt là làm cho sản phẩm dai, giòn nên hàn the đã được cho thêm vào nguyên liệu để sản xuất bún, mì, phở, bánh cuốn, bánh đúc, bánh phu thê, thạch và sản phẩm chế biến từ thịt như giò, chả, nem chua, cá... để bảo quản sản phẩm được lâu hơn, dẻo, giòn, dai tạo cảm giác ngon hơn.

Khi ăn phải thực phẩm có hàn the thì cơ thể có thể đào thải khoảng 70%, còn lại được tích tụ trong các cơ quan nội tạng, đến lúc nào đó lượng hàn the lên tới 5g thì gây ngộ độc cấp và mãn tính, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đối với người có đường ruột yếu, khi ăn phải thực phẩm chứa hàn the dễ gây tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, lâu dần sẽ tích tụ trong gan dẫn đến hại gan, suy nhược cơ thể. Hàn the kích thích hệ thần kinh có thể gây trầm cảm, riêng thận phải lọc nhiều chất độc trong, lâu ngày sẽ suy yếu và rối loạn chức năng thận. Nếu phụ nữ có thai, hàn the còn được đào thải qua sữa và nhau thai, gây độc hại cho thai nhi. Với trẻ em dùng thực phẩm có hàn the, lâu dài tác hại sẽ tăng dần, làm ảnh hưởng đến sự phát triển, đặc biệt đối với trẻ em trong tuổi trưởng thành.

Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh cảnh báo, người tiêu dùng hãy cảnh giác, phát hiện những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có sử dụng hàn the, tẩy chay các cơ sở này và khi phát hiện, có dấu hiệu nghi ngờ hãy báo với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý. Mọi người, mọi nhà tuyệt đối không sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm. Nhằm tránh nguy cơ từ hàn the nói riêng và các hóa chất độc hại khác có trong thực phẩm, người tiêu dùng nên mua và sử dụng các mặt hàng thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ được sản xuất bởi những cơ sở uy tín đã được cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép.

 Tại Điều 5, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, có quy định vi phạm về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

Theo đó, phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng, hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10 triệu đồng.

Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép. Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng, hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.


Hồ Đăng Khoa
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Cử tri đề nghị tăng mức xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng

Sáng 12/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Phiên chất vất và trả lời chất vấn được đông đảo cử tri, nhân dân thành phố Đà Nẵng, tỉnh Ninh Thuận quan tâm theo dõi.

Cử tri đề nghị tăng mức xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng
Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng

Ngày 7/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức lớp tập huấn tại xã Hương Nguyên (A Lưới) về hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú dưới 2 tuổi.

Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng
Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm

Lãng phí và thất thoát thực phẩm đang xảy ra ở cấp độ toàn diện, đe dọa đến tình hình an ninh lương thực, cũng như gây đói nghèo ở nhiều nơi trên thế giới. Ngày quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm (29/9) năm nay với chủ đề "Hãy dừng lãng phí thực phẩm! Vì con người và hành tinh".

Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm

TIN MỚI

Return to top