ClockThứ Năm, 16/02/2023 19:12

Tiêu úng "cứu" hơn 4.500 ha lúa bị ngập

TTH.VN - Ảnh hưởng mưa lớn ở khu vực đồng bằng phía Bắc tỉnh từ chiều ngày 14 đến sáng 16/2 đã làm ngập úng hơn 4.500ha lúa, mức ngập từ 0,2-0,4m. Các địa phương, HTX đang tích cực đấu úng "cứu" lúa.

Mưa lớn làm ngập lúa, đường sạt lởBơm tiêu đón nước phòng ngập lúa đông xuânĐề phòng ngập úng lúa đông xuân do mưa lớn

Trạm bơm ở Hương Vinh (TP. Huế) tăng công suất tiêu úng cho lúa- ảnh Hà Nguyên

Tiêu thoát nước nhanh

Số diện tích lúa ngập tập trung chủ yếu ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, thị xã Hương Trà và TP. Huế. Hiện các trạm bơm tiêu đang hoạt động 24/24 giờ. Các địa phương, HTX đã huy động thêm các bơm dầu cơ động để tăng cường khả năng tiêu thoát nước nhanh.

Cụ thể, qua thống kê toàn huyện Quảng Điền có hơn 2.600 ha lúa, rau màu bị ngập lút, trong đó có 2.400 ha lúa, 200 ha lạc. 

Ảnh hưởng nặng nhất là ở các địa phương: Quảng Vinh, Quảng An, thị trấn Sịa. Để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra, huyện Quảng Điền đã chỉ đạo các ngành, địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục.

Theo đó, đã chỉ đạo phòng Kinh tế hạ tầng huy động xe múc tiến hành xử lý beo lục bình ứ đọng tại  cống ông Đãi. Đồng thời, các địa phương khẩn trương huy động tối đa công suất các trạm bơm điện, máy bơm dầu để tiêu úng các diện tích lúa bị ngập lút.

Vớt bèo khơi thông dòng chảy tại cống ông Đãi- ảnh Thái Bình

Ông Nguyễn Hùng (HTX Đông Vinh, Quảng Điền) cho biết: “Không có năm năm sản xuất lại khó như năm này, trước đây, khi mới bước vào gieo sạ, gặp thời tiết mưa lạnh nhiều diện tích lúa bị ngập lút phải gieo sạ lại. Hiện cây lúa mới hơn 1 tháng tuổi đang trong giải đoạn sinh trường và đẻ nhanh lại bị ngập lút như hiện nay. Chúng tôi rất mong thời tiết ổn định và sự nỗ lực của chính quyền các cấp khẩn trương tiêu úng để cứu các diện tích lúa này”.

Tương tự, tại huyện Phong Điền, vụ sản xuất đông xuân năm 2023, huyện Phong Điền đưa vào gieo cấy hơn 4.900 ha lúa, mưa lớn trong những ngày qua, đã làm cho hơn 2.600 ha lúa bị ngập úng. Mức độ ngập sau từ 0,2 – 0,5m; trong đó, nặng nhất là ở các xã vùng thấp trũng, hạ nguồn sông Ô Lâu. Cụ thể, tại xã Phong Chương bị ngập với diện tích 888 ha; xã Phong Bình bị ngập 500ha; xã Điền Lộc ngập 317 ha; xã Điền Môn 250 ha; xã Phong Hòa 236 ha...

Đến trưa 16/2, các địa phương, hợp tác xã trên địa bàn có diện tích lúa bị ngập khẩn trương huy động tối đa mọi phương tiện máy bơm, nhân lực để tiêu úng cứu các diện tích lúa bị ngập; trong đó ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích bị ngập nặng, đồng thời tiến hành gia cố và đắp các bờ đê nội đồng và các điểm bị sạt lở.

Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương triển khai công tác đấu úng, bảo vệ sản xuất vụ đông xuân 2022-2023. Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình Thủy lợi tỉnh phối hợp các xã, HTX, đơn vị tổ chức tăng cường công tác tiêu úng, huy động tối đa máy bơm 24/24 giờ.

Đê bao tràn, vỡ

Qua các mùa mưa lũ vừa qua- kể cả lũ tiểu mãn, nhiều tuyến đê bao nội đồng ở các địa phương với cao trình thấp, đầu tư lâu năm đã xuống cấp, không còn đáp ứng được nhiệm vụ bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, tình trạng sạt lở bờ sông hàng năm đến mùa mưa lũ cũng diễn biến hết sức phức tạp, nhất là trong điều kiện các thủy điện tiến hành điều tiết lũ. Hiện nay đê bao một số tuyến thuộc vùng thấp trũng cũng bị ngập tràn từ 0,1-0,2m, các địa phương đã gia cố tạm thời. 

Dùng bao cát gia cố đê bao nội đồng ở Phong Điền. Ảnh: Đức Quang

Trong ngày 16/2, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo kiểm tra các hệ thống đê bao, có phương án vận hành hợp lý các công trình thuỷ lợi, cống qua đê để giảm mực nước nội đồng, chủ động phương án xử lý để bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Tổ chức đoàn kiểm tra công tác đấu úng tại các địa phương do lãnh đạo đơn vị này làm trưởng đoàn. 

Lãnh đạo UBND xã Điền Môn cho biết, toàn xã có 297 ha lúa được gieo trồng, đã có đến 250 ha bị ngập. Nguy cơ lúa chết nếu ngập còn kéo dài. Từ ngày 15 đến trưa 16/2, 6 trạm bơm chạy hết công suất để đấu úng. Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã, cùng với hai Hợp tác xã nông nghiệp chuẩn bị bao cát, phương tiện máy cày sẵn sàng phương án phòng chống nước tràn qua đê.

Theo ghi nhận của PV, tình trạng sạt lở bờ sông Bồ đoạn qua các xã Quảng Thọ, Quảng Phú hiện diễn biến phức tạp giữa điều kiện thời tiết mưa lớn, uy hiếp nhiều công trình kiến trúc, nhà cửa, vườn tược khiến người dân sống trong lo lắng.

Đáng chú ý, tại bờ hói Nam Phù đoạn qua khu dân cư thôn Nam Phù - Nho Lâm (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền) có chiều dài khoảng hơn 500m, mặc dù được đầu tư xử lý khẩn cấp gia cố kè ở những vị trí sạt lở nghiêm trọng từ trước, nhưng hiện tiếp diễn tình trạng sạt lở. Có những điểm lở nằm sát nhà ở, gây mất an toàn về tính mạng và tài sản của người dân.

Công ty Quản lý Khai thác Công trình Thủy lợi tỉnh vận hành các cống qua đê nhằm thiêu thoát nước- ảnh Hà Nguyên

Tương tự, tại xã Quảng Thọ, nhiều đoạn bờ sông Bồ cũng xảy ra sạt lở nghiêm trọng. Theo ông Trần Kìm - Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ, một số thôn trên địa bàn như Tân Xuân Lai, Niêm Phò xuất hiện các điểm sạt lở có chiều dài hàng trăm mét, làm trôi nhiều diện tích đất nông nghiệp, nhiều công trình kiến trúc có nguy cơ hư hỏng, đời sống người dân về lâu dài bị ảnh hưởng. Đến nay, nhiều vị trí sạt lở đã ăn sâu vào mép đường giao thông gây nguy hiểm cho người dân đi lại.

Dù công tác tiêu úng ở các địa phương đang tích cực triển khai. Tuy nhiên, nhiều diện tích lúa ở các địa phương vẫn còn ngập khá sâu, nguy cơ thiệt hại rất lớn. Trong khi đó, theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, từ ngày 18-20/2 mưa giảm nhưng thời tiết tốt lên chậm. Từ ngày 21-23/2 không khí lạnh tăng cường trở lại nên trời tiếp tục mưa, cục bộ có mưa vừa, mưa to.

Bài, ảnh: Nhóm PV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phong Điền: Hoàn thành chương trình xóa nhà tạm

Đó là một trong những thông tin quan trọng đưa ra tại hội nghị đánh giá kết quả hoạt động công tác Mặt trận năm 2024 và triển khai chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2025 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) thị xã Phong Điền tổ chức vào ngày 10/1.

Phong Điền Hoàn thành chương trình xóa nhà tạm
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Phong Điền: Nhiều tuyến đường hư hỏng, xuống cấp

Do đầu tư xây dựng đã lâu cùng với những đợt mưa dồn dập gần đây, nhiều tuyến đường liên xã, phường và tỉnh lộ (TL) ở thị xã Phong Điền xuống cấp, hư hỏng nặng làm mất an toàn giao thông (ATGT) cho người, phương tiện lưu thông.

Phong Điền Nhiều tuyến đường hư hỏng, xuống cấp
Công bố thành lập thị xã Phong Điền

Chiều 31/12, huyện Phong Điền long trọng tổ chức Lễ Công bố thành lập thị xã Phong Điền theo Nghị quyết số 1314 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tham dự buổi lễ, có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh; cùng nguyên cán bộ lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh, huyện và Nhân dân trên địa bàn Phong Điền.

Công bố thành lập thị xã Phong Điền
Thị trấn Phong Điền và xã Phong Thu về “một nhà”

Từ đầu năm 2025, người dân thị trấn Phong Điền và xã Phong Thu (Phong Điền) về chung "một nhà" sau khi sáp nhập thành đơn vị hành chính (ĐVHC) mới- phường Phong Thu, thuộc thị xã Phong Điền theo Nghị quyết số 1314 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thị trấn Phong Điền và xã Phong Thu về “một nhà”

TIN MỚI

Return to top