ClockThứ Ba, 12/09/2023 06:56

Thu hoạch nông sản tránh lũ

TTH - Nông dân đang khẩn trương thu hoạch rau màu, sắn, lúa, thủy sản. Tại một số địa phương, nông dân còn gặt lúa thâu đêm để tránh thiệt hại do mưa lũ.

Gấp rút thu hoạch thủy sản

 Thu hoạch sắn tránh lũ

Đến thời điểm này (11/9), toàn tỉnh đã thu hoạch xong hơn 24 ngàn ha lúa, chỉ còn chưa đến một ngàn ha gieo cấy muộn, hoặc sạ lại do nắng nóng, chuột gây hại đầu vụ. Trong số gần 1.000ha chưa thu hoạch có khoảng 700ha ở huyện A Lưới gieo cấy muộn so với khung lịch thời vụ do tập quán canh tác của bà con. Số diện tích chưa thu hoạch còn lại tập trung tại một số địa phương ở TP. Huế, Phú Vang.

Để tránh thiệt hại do mưa lũ có thể đến sớm, mấy ngày nay nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, khẩn trương thu hoạch diện tích lúa còn lại. Ghi nhận của chúng tôi, tại một số xứ đồng ở xã Hương Phong (TP. Huế) gieo cấy muộn hiện còn hàng chục ha chưa thu hoạch xong. Hai ngày nay, các địa phương huy động máy gặt đập liên hợp, nhân lực thu hoạch thâu đêm, phấn đấu thu hoạch xong trong một vài ngày tới. Riêng tại huyện A Lưới, dự kiến thu hoạch xong sau ngày 15/9.

Anh Đặng Duy Trung ở xã Hương Phong chia sẻ, số diện tích lúa đến nay vẫn chưa thu hoạch chủ yếu các giống nếp đều do gieo cấy muộn so với khung lịch thời vụ. Mặc dù lúa chưa chín đều và thiếu nắng để phơi, nhưng hiện bà con vẫn quyết định gặt với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Liên tục hai ngày nay, nông dân dùng máy gặt đập liên hợp thu hoạch đến 11-12 giờ đêm, hiện vẫn còn khoảng 30ha chưa gặt xong. Nếu không có mưa vào buổi chiều, tối thì các diện tích trên sẽ thu hoạch xong trong vài ngày đến.

Nông dân trên địa bàn tỉnh cũng đang khẩn trương thu hoạch sắn nhằm tránh thiệt hại do mưa lũ có thể đến sớm. Vụ sắn năm nay, trên địa bàn tỉnh gieo trồng khoảng 4.030ha, hiện đang đến mùa thu hoạch. Đến thời điểm này, nông dân đã thu hoạch khoảng 400ha. Ông Hà Văn Huy ở Hương Xuân (TX. Hương Trà) chia sẻ, rút kinh nghiệm từ nhiều năm trước, năm nay nông dân tranh thủ gieo trồng sớm nên đến nay phần lớn diện tích sắn đều đến kỳ thu hoạch, dự kiến thu hoạch xong trước lũ.

Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, ông Hồ Đính đánh giá, nhìn chung vụ sắn năm nay tính đến thời điểm này đạt năng suất khá cao. Nếu không ảnh hưởng do mưa lũ thì đây là vụ mùa thắng lợi đối với người trồng sắn. Ngành nông nghiệp cùng các địa phương đang vận động bà con tranh thủ thu hoạch sắn tránh lũ. Đặc biệt, tại các vùng thấp trũng như Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, TX. Hương Trà... phải đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.

Với thời tiết bất thường như hiện nay, có thể người dân cũng sẽ thu hoạch sắn thâu đêm tránh lũ. Ngành nông nghiệp, các địa phương đã làm việc với nhà máy, doanh nghiệp thu mua sẵn sàng phương tiện, nhân lực để thu mua, vận chuyển sắn cho người dân. Tùy thuộc vào chất lượng từng loại sản phẩm, các nhà máy, doanh nghiệp có biện pháp thu mua với giá ổn định với phương châm “đôi bên cùng có lợi”, tuyệt đối không để nông dân thiệt hại.

Vụ rau màu năm nay, toàn tỉnh gieo trồng trên 3.000ha như cải, xà lách, hành, ngò... Các vụ rau năm nay gặp thời tiết thuận lợi nên được mùa và bán được giá. Hiện vẫn còn nhiều diện tích rau vụ đông vẫn chưa thu hoạch xong. Các địa phương đang vận động nông dân tập trung thu hoạch rau màu ở những vùng thấp trũng để tránh thiệt hại do mưa lũ.

Những đồng rau vùng cao, người dân gia cố, xử lý kênh mương, bờ bao đảm bảo tiêu thoát nước nhanh, chống ngập úng để đảm bảo nguồn cung trong mùa mưa lũ. Tại huyện Quảng Điền, cơ sở sơ chế rau sạch Hóa Châu, Hợp tác xã Nông nghiệp Kim Thành... sẵn sàng thu mua rau màu của nông dân với số lượng lớn để sơ chế, dự trữ, cung cấp nguồn rau sạch tại các siêu thị, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong mùa mưa lũ.

Đến thời điểm này, phần lớn diện tích thủy sản nuôi trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đều thu hoạch cơ bản xong. Còn lại một số lồng bè nuôi cá “vượt lũ” ở huyện Phú Lộc, Quảng Điền, Phú Vang... người dân đang thu hoạch tỉa, số còn lại sẽ được bảo vệ phục vụ nhu cầu tiêu thụ sau lũ và trong dịp tết. Riêng cá trắm cỏ, diêu hồng nuôi trên sông Bồ, sông Hương, Đại Giang... đến thời điểm này vẫn còn nhiều lồng bè vẫn chưa thu hoạch.

Chi cục Thủy sản tỉnh khuyến cáo, các địa phương cần tuyên truyền, vận động người dân khẩn trương thu hoạch cá nuôi lồng trên sông đã đến kỳ thu hoạch hoàn thành trước khi mưa lũ đến. Với số lồng cá còn quá nhỏ chưa thể thu hoạch thì người dân cần phải có biện pháp giằng néo, bảo vệ an toàn theo sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ thủy sản, chính quyền địa phương. Trong khi lũ xảy ra, người dân không nên thu hoạch cá, không lưu lại trên lồng bè nhằm tránh nguy hiểm đến tính mạng. Riêng đối với nuôi tôm trên cát, người dân cần chuẩn bị đầy đủ thiết bị, máy móc, máy phát điện dự phòng, thuốc men... nhằm bảo vệ an toàn trong mùa mưa bão.

Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Phong Điền hiến gần 27.000 m² đất

Ngày 24/12, Hội Nông dân huyện Phong Điền tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào Nông dân năm 2024; tổng kết thực hiện Nghị quyết 29-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VI) về “Nâng cao chất lượng phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2024”.

Nông dân Phong Điền hiến gần 27 000 m² đất
“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

TIN MỚI

Return to top